• .
adsads
17
Lượt Xem 2 K

Những câu hỏi về kinh nghiệm làm việc trong cuộc phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực và sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Vì thế, bạn cần có sự chuẩn bị, để có câu trả lời thật sự thuyết phục.

Cần chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn?

Để trả lời một cách hoàn hảo những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, bạn cần phải tra cứu thông tin về công ty sắp ứng tuyển. Không chỉ đơn thuần về tên, địa chỉ, cơ cấu tổ chức, mà bạn phải tìm hiểu thêm về văn hóa công ty và các đánh giá của người đã làm ở đó. Sau đó, bạn cẩn thận liệt kê các yêu cầu mà họ đưa ra trong bảng mô tả. Rà soát với bản thân xem mình đã đáp ứng được những gì và chưa đáp ứng được những gì. Điều này giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa công việc ứng tuyển và công việc trước đây, để có câu trả lời phỏng vấn hợp lý nhất.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc

Câu 1: Hãy đánh giá kinh nghiệm làm việc của bạn so với vị trí tuyển dụng này?

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy liệt kê những kinh nghiệm đã có, trong lúc phỏng vấn, bạn nên nói về những kinh nghiệm mà bạn cho là hữu ích với vị trí ứng tuyển. Với trường hợp, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy đề cập đến sự chịu khó, khả năng thích nghi của bản thân để chứng minh bạn có thể đáp ứng tốt yêu cầu và hoàn thành công việc hiệu quả.

Gợi ý cách trả lời hay: “Với kinh nghiệm 2 năm trong vị trí Digital Marketing, em rất tự tin khi đảm nhận những công việc liên quan. Ở công việc trước đây, em thường xuyên lập ngân sách và các chiến dịch truyền thông phù hợp cho từng giai đoạn. Không chỉ vậy, các hoạt động tối ưu hiệu quả trên các kênh online và offline em đều thuần thục.

(I have 2 years of experience in Digital Marketing position. I am very confident when accepting jobs related to Online and Offline. In my previous job, I regularly set up the budget and appropriate media for each stage. Not only that, the optimal results operating on online and offline channels, I all work strongly.)

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Câu 2: Hãy kể về thành tích mà bạn tự hào nhất ở công việc cũ

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra cũng như đánh giá khả năng đảm nhận công việc của bạn. Trong lúc trả lời phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc, bạn phải nêu ra những thành tích tốt nhất của bạn liên quan đến doanh số hoặc giá trị mang về cho công ty. Bởi đây là lúc bạn chứng tỏ được khả năng và kinh nghiệm của bạn là phù hợp với vị trí họ đang tuyển.

Gợi ý cách trả lời hay: “Em làm việc ở công ty kinh doanh nội thất được 3 năm. Công việc chính của em là giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Đối tượng mục tiêu là những khách hàng có mức thu nhập cao trở lên. Và trong 1 tháng, em đã đạt được 40% doanh số mà công ty đề ra”.

(I have been working at a furniture company for 3 years. My job is taking care old customers and looking for new customers. Target audience is customers with high income or higher. And for 1 month, I have achieved 40% of the company’s sales).

Câu 3: Những khó khăn mà bạn gặp phải trong lúc làm việc

Sẽ tuyệt vời hơn, khi trong buổi phỏng vấn bạn đề cập đến một tình huống gây cản trở nhiệm vụ và cách bạn vượt qua nó. Sau khi vượt qua, bạn đã học hỏi được những gì và giúp ích thế nào cho công việc sau đó. Câu trả lời của bạn sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhận ra những kỹ năng của bạn một cách nhanh chóng. Những kỹ năng như lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc dưới áp lực cao, giao tiếp khéo léo, linh hoạt… đều rất có ích cho công việc và nhận được sự đánh giá cao.

Với cách trả lời những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc trên, hy vọng rằng bạn sẽ có được buổi phỏng vấn hoàn hảo và nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tích cực về khả năng của bạn.

>>> Xem thêm: Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV bằng tiếng Anh

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers