adsads
nhung cau hoi phong van tiet lo con nguoi that cua ung vien 3
Lượt Xem 50 K

 

Muốn tuyển ứng viên giỏi, bạn cần đặt những câu hỏi phỏng vấn đúng và “độc”. Đôi khi, chính những câu hỏi phỏng vấn tưởng chừng chẳng liên quan lại tiết lộ rất nhiều thông tin về ứng viên. Inc. đã tổng hợp các câu hỏi vô thưởng vô phạt về động vật, thể thao… nhưng vô tình thể hiện cá tính thật của ứng viên.

1. “Nhà hàng ưa thích của bạn là gì?”

Bạn thắc mắc việc ăn uống liên quan gì đến tuyển dụng chứ? Khá liên quan đấy. Ẩm thực là tinh hoa của văn hóa. Bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng, nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ khả năng hòa hợp cùng các nhân viên khác và gắn kết với văn hóa công ty. Nếu ứng viên trả lời họ thích nhà hàng có những món ăn được chế biến công phu và tinh tế, có thể ứng viên tiềm năng này phù hợp với nền văn hóa đặc trưng tại công ty bạn.

2. “Con vật đại diện của bạn là con gì?”

Với câu hỏi này, bạn đang tìm kiếm những ứng viên có óc tưởng tượng phong phú và lối tư duy độc đáo. Ryan Holmes – CEO của công ty Hootsuite chia sẻ câu trả lời thú vị của người trợ lý hiện tại “Con vịt. Vì những con vịt có vẻ rất bình thản trên mặt nước nhưng thật ra chân chúng phải vận động liên tục dưới nước”. Câu trả lời này thể hiện rất tốt vai trò của một trợ lý cần có. Con vật đại diện của ứng viên (Gấu? Mèo? Kỳ lân?) sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận diện đặc điểm tính cách phù hợp với yêu cầu công việc.

3. “Hãy kể cho tôi nghe câu chuyện của bạn”

Một lần nữa, bạn đang thử thách sự sáng tạo của ứng viên với những câu hỏi mở thế này. Theo Richard Funess, thành viên HĐQT Công ty Finn Partners, câu hỏi này như lời mời ứng viên chơi trò chơi kể chuyện để xem câu chuyện sẽ đi đến đâu. Qua đó, ứng viên có thể bộc lộ tính cách, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của ứng viên – những điều mà hồ sơ xin việc không thể hiện hết được.

4. “Kể tôi nghe một câu chuyện cười”

Như tác giả Richard Branson đã viết trong cuốn “Bí quyết lãnh đạo theo phong cách của Virgin”, cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều cần có khiếu hài hước. Branson muốn phá vỡ khoảng lặng bằng cách yêu cầu ứng viên kể chuyện cười. Anh thừa nhận mình kể chuyện cười rất tệ, nhưng nhờ mẹo này mà mọi người đã tự tin thể hiện chính mình hơn.

5. “Nếu sáng mai thức dậy và thấy một con voi ở sân nhà, bạn sẽ làm gì?”

Với câu hỏi lạ lùng này, Melissa – quản lý dự án tại công ty quảng cáo Moxie nhấn mạnh, những ứng viên giỏi nhất sẽ thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư duy ngay cả khi họ đang trong tư thế cực kỳ thận trọng. Bạn sẽ khó lòng đoán trước họ sẽ trả lời thế nào và sẽ nhanh chóng nhận diện ra ai có khả năng sáng tạo độc đáo.

6. “Bạn có chơi thể thao không? Đó là môn gì? Bạn chơi ở vị trí nào?”

Vanessa – nhà sáng lập công ty trang sức Metal Mafia thường hỏi ba câu này vào đầu buổi phỏng vấn. Vì sao lại hỏi về thể thao? Vanessa trả lời rằng “Tôi tìm kiếm những người không muốn làm thủ môn. Tôi muốn nhân viên của tôi phải luôn là người tiên phong và tìm mọi cách để ghi bàn”. Những ứng viên chơi các môn thể thao mang tính cạnh tranh thường có tinh thần làm việc tuyệt vời – một yêu cầu quan trọng cho bất kì vị trí nào, đặc biệt là tại một công ty mới.

7. “Nếu có cơ hội kinh doanh riêng, bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực nào? Tại sao?”

Nornberg thường yêu cầu ứng viên không được nói họ sẽ mở một công ty như công ty họ đang ứng tuyển, vì như thế, cô ấy sẽ cho rằng họ chỉ đang cố nói điều cô ấy muốn nghe. Thay vào đó, cô ấy muốn nhận câu trả lời thành thật và chi tiết. Một ứng viên đã từng trả lời rằng anh ấy muốn mở một quán bar có các con thú cưng, bởi vì động vật giúp mọi người kết nối với nhau một cách tự nhiên. Đó là câu trả lời độc đáo giúp ứng viên nổi bật và khác biệt.

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers