• .
adsads
1 1200x900 1
Lượt Xem 7 K

Bạn có thắc mắc tâm lý nhà tuyển dụng dành cho các ứng viên cuối buổi phỏng vấn như thế nào không? Hãy cùng HRI tìm hiểu những câu hỏi “đỉnh cao” chinh phục nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, cách ứng viên tự đặt câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng.

1. Tại sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?

Thực tế cho thấy, khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có câu hỏi gì cho họ hay không chính là muốn biết bạn có thật sự đang quan tâm đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Đối với một ứng viên đã chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn hoan nghênh và đánh giá cao hơn những ứng viên có sự đầu tư chuẩn bị để làm việc với họ. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ xem xét những câu hỏi được bạn đặt ra có thực sự phù hợp với vị trí mà họ cần tuyển hay không. 

Thêm vào đó, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hướng đến mục đích cuối cùng là làm rõ những thắc mắc của bản thân. Những câu hỏi chân thành, không rập khuôn, không màu mè cũng là yếu tố tiên quyết để giải đáp bạn thật sự muốn gì ở công ty và điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn nhiều người khác đấy. 

Vì vậy, hãy đưa cho nhà tuyển dụng thêm những lí do thuyết phục để họ cảm thấy dành thời gian phỏng vấn cho bạn là xứng đáng, đồng thời bạn chính là ứng viên sáng giá và có giá trị lâu dài cho công việc mà bạn mong muốn.

Vì sao ứng viên nên tự đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Vì sao ứng viên nên tự đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

2. Những câu hỏi chinh phục nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Đặt những câu hỏi liên quan đến công ty

Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn có thể tìm được những ứng viên tiềm năng thật sự gắn bó với công ty của mình. Việc đưa ra những câu hỏi liên quan đến công ty và phòng ban làm việc sẽ giúp nhà phỏng vấn đánh giá được chính xác mong muốn gắn bó của bạn với công ty. Và điều này cũng sẽ giúp bạn xem xét những mục tiêu của công ty có phù hợp với mục đích nghề nghiệp của bản thân không.

Một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra với người phỏng vấn như:

  • Việc phát triển của công ty trong 5 năm tới như thế nào? Các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty hướng đến nằm trong lĩnh vực chính yếu nào?
  • Phòng ban tôi làm việc chịu trách nhiệm với những công việc nào trong công ty?
  • Quản lý đánh giá như thế nào về môi trường là việc tại phòng ban cũng như chất lượng nhân sự?

Mục đích: cho nhà tuyển dụng thấy được sự tìm hiểu kĩ của mình về công ty, biết được những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên và cải thiện bản thân phù hợp với vị trí công việc này.

Lợi ích: giúp bạn gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, thể hiện được những ưu điểm của bản thân.

Đặt những câu hỏi liên quan đến chuyên môn công việc

Việc đặt những câu hỏi về chuyên môn công việc chắc chắn là cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn vị trí mình đang ứng tuyển, bản thân có thể đóng góp gì cho công ty từ kinh nghiệm làm việc và có thể học thêm được những gì mới ở công việc này. 

Một số mẫu câu hỏi mà bạn có thể tham khảo như:

  • Ngoài những gì được mô tả trong JD, tôi phải làm thêm những việc nào khác nữa không? Nếu có, những việc đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong khối lượng công việc tôi phải đảm nhận?
  • Lộ trình công việc của công ty với vị trí này như thế nào?
  • Từ kinh nghiệm của những người đi trước, tôi nên duy trì thói quen nào hoặc chuyên môn nào trong công việc để làm tốt hơn?
Lưu ý khi ứng viên tự đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Lưu ý khi ứng viên tự đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Mục đích: bạn sẽ hiểu thêm về mức độ thăng tiến trong công việc, những thuận lợi, khó khăn khi đảm nhận công việc này. Bạn có thể xem xét liệu đây có phải là công việc phù hợp với bạn không.

Lợi ích: việc này giúp bạn quyết định mình có thể gắn bó lâu dài với công việc và phát triển sự nghiệp này hay không. Bạn cũng sẽ nắm được những khó khăn bạn phải đối mặt khi tiếp nhận công việc này.

Tìm hiểu việc làm tại công ty 7-Eleven tuyển dụng và áp dụng kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn thành công tại đây!

Đặt câu hỏi về quy trình làm việc tiếp theo sau buổi phỏng vấn

Đây chắc chắn là phần quan trọng mà bất cứ ứng viên nào cũng không nên bỏ qua ở cuối mỗi buổi phỏng vấn. 

Một số mẫu câu hỏi mà bạn có thể tham khảo như:

  • Nếu thông qua buổi phỏng vấn này thì bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng là gì?
  • Sau bao lâu tôi sẽ nhận được kết quả phỏng vấn?
  • Tôi nên giữ liên lạc với ai để nắm được các thông tin sau buổi phỏng vấn này?

Mục đích: giúp bạn tìm hiểu thêm về thời gian bắt đầu công việc nếu được nhận và biết thời điểm có kết quả phỏng vấn.

Lợi ích: bạn sẽ xác định được những việc cần làm trước khi có kết quả phỏng vấn và nắm rõ được các mốc thời gian thử việc nếu được nhận.

Đặt câu hỏi về quy trình làm việc tiếp theo sau buổi phỏng vấn

Đặt câu hỏi về quy trình làm việc tiếp theo sau buổi phỏng vấn

Vậy là bài viết trên đã gợi ý một loạt những câu hỏi “đỉnh cao” chinh phục nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Hãy tham khảo và chọn lọc cẩn thận để có cho mình bí kíp phỏng vấn tuyệt vời nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Cách deal lương sau khi thử việc sao cho không “điêu”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách nhanh chóng ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết....

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers