“Big Four” trong ngành kế kiểm
Các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới bao gồm Deloitte, PwC, EY và KPMG, được gọi là “Big Four”. Tên gọi này bắt đầu được sử dụng từ những năm 1980 và đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong ngành kiểm toán.
Xem thêm cách chuyển đổi lương gross sang net.
Nghề Kiểm toán cũng có “kỳ nghỉ hè”
Làm kiểm toán xưa nay thường bị gắn với hai cụm từ “mùa bận” và “mùa rất bận”. “Mùa bận” ám chỉ khoảng thời gian mà khách hàng – tức là các doanh nghiệp phải phát hành báo cáo tài chính (BCTC) theo quy định của luật.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp có năm tài chính là 31/12, và bắt buộc phải ra báo cáo trong vòng 3 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính. Bởi vậy, tháng 1 – tháng 3 chính là cao điểm khi kiểm toán viên phải vắt kiệt năng suất của mình để đưa ra “kết luận” (ý kiến kiểm toán) cho BCTC của khách hàng. Ở tất cả các công ty kiểm toán Việt Nam, thời điểm 3 tháng này là thời điểm “kinh hoàng” nhất. Trong năm sẽ còn những dấu mốc nữa cũng khiến cuộc sống của kiểm toán tất bật, tùy vào từng công ty kiểm toán.
Tuy vậy bù lại thì kiểm toán viên sẽ có những khoảng thời gian có thể nghỉ ngơi trong năm như khoảng tháng 6, tháng 8 tới tháng 10. Thời gian nay bạn có thể dành ra để xả hơi, đi du lịch cùng bạn bè và gia đình, để quay lại công việc với nhiều nguồn cảm hứng hơn.
Nếu so với những công việc bận đều, phải làm thường xuyên, hàng ngày như kế toán, tài chính, hay bác sĩ (nhịp chạy dường như không bao giờ dừng lại) thì nghề kiểm toán lại có kỳ nghỉ hè. Kể ra cũng thú vị đúng không?
Kế kiểm – một ngành vô cùng “khắt khe” với đạo đức nghề nghiệp
Nghề kiểm toán, đòi hỏi người làm chuyên nghiệp phải có đạo đức nghề nghiệp, nhưng sẽ có nhiều trường hợp mà đạo đức nghề nghiệp bị “đe dọa”. Yếu tố tương đối quan trọng đe dọa tới đạo đức nghề nghiệp đó chính là mối quan hệ về các lợi ích tài chính của cá nhân kiểm toán (và của những người thân thuộc trong gia đình) với khách hàng mà kiểm toán đang kiểm toán BCTC.
Có thể nói đây là các vấn đề liên quan đến lợi ích và đạo đức cá nhân. Tuy nhiên các hiệp hội nghề nghiệp và các công ty kiểm toán quản lý yếu tố này rất chặt với những quy tắc “bất di bất dịch” mà các fresher cần biết.
Thứ nhất, có một bộ quy tắc quy định cách ứng xử của Kiểm toán viên trong các tình huống đe dọa đạo đức nghề nghiệp để họ noi theo, cũng như để các công ty kiểm toán đưa ra quy định của riêng họ, giám sát và đảm bảo kiểm toán viên trong công ty kiểm toán tuân theo quy định này.
Ngay từ đầu khi vào công ty, các kiểm toán viên sẽ phải kê khai tất cả các mối quan hệ ruột thịt với những người “cấp cao”, quan trọng trong các doanh nghiệp mà là khách hàng của công ty; kê khai việc sở hữu cổ phần, đầu tư vốn trong các công ty. Kiểm toán viên nào có mối quan hệ ruột thịt với lãnh đạo cấp cao trong công ty khách hàng thì sẽ không được tham gia vào nhóm kiểm toán cho công ty đó.
Kiểm toán và Tài chính liệu có giống nhau?
Câu trả lời là không nhé, có 5 điểm khác biệt lớn có thể thấy giữa Kiểm toán và Tài chính đó là:
- Về mục đích: Mục đích chính của kiểm toán là đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính và cung cấp ý kiến về tính đúng đắn của thông tin trong báo cáo tài chính. Trong khi đó, mục đích chính của tài chính là thu thập, ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phạm vị công việc khác nhau: Kiểm toán tập trung vào việc đánh giá và kiểm tra tính chính xác, độ tin cậy và tuân thủ các quy định tài chính của doanh nghiệp, trong khi tài chính bao gồm các hoạt động liên quan đến thu thập, ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Các tiêu chuẩn khác nhau: Các tiêu chuẩn kiểm toán thường dựa trên các quy định do các tổ chức kiểm toán độc lập đề ra, trong khi các tiêu chuẩn tài chính thường dựa trên các quy định pháp luật và quy định kế toán.
- Đối tượng khác nhau: Các nhà kiểm toán thường là các tổ chức kiểm toán độc lập được tuyển chọn bởi doanh nghiệp hoặc các bên liên quan khác để thực hiện kiểm toán. Trong khi đó, các chuyên viên tài chính thường là nhân viên của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác, chịu trách nhiệm thu thập, ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Thời gian khác nhau: Công việc kiểm toán thường được thực hiện vào cuối mỗi kỳ tài chính để đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, công việc tài chính được thực hiện trong quá trình kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Không giỏi Toán có làm được Kiểm toán?
Rõ ràng với những ai giỏi Toán (có tư duy logic tốt) thì làm nghề này sẽ nhanh hơn, nhưng nếu bạn không giỏi Toán thì sự rèn luyện và thời gian có thể giúp bạn bù đắp điều đó.
Vẻ bản chất, một kiểm toán viên giỏi sẽ là người thông thạo các kỹ năng xử lý con số thông qua Excel. Từ phần mềm này, họ đưa ra các phân tích về số liệu, xem xét các biến động và cân nhắc xem liệu nó có phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Kiểm toán đánh giá các giao dịch dựa trên cơ sở là các quy định, bởi vậy nghề kiểm toán sẽ mang tính “regulation-based” – vậy thì đâu cần phải giỏi Toán đúng không? Điều quan trọng hơn chính là kiến thức chuyên môn, trau dồi trong việc đọc luật và kinh nghiệm làm việc của kiểm toán.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một vài thông tin thú vị về ngành Kế Kiểm. Thật ra thì, ngành này đâu chỉ có những con số khô khan đúng không nào? Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trên hành trình theo đuổi ngành của mình nhé!
Khi bạn bắt đầu hành trình trong ngành Kiểm toán, có những điều mà trường học có thể không chia sẻ, nhưng lại vô cùng quan trọng để thành công trong lĩnh vực này. Một trong những điều đầu tiên là việc chuẩn bị một CV xin việc kế toán thật ấn tượng, đặc biệt khi bạn đang muốn ứng tuyển vào các vị trí nhân viên kế toán hay kế toán thanh toán.
Ngoài ra, việc có một CV đẹp, thậm chí là theo tiêu chuẩn CV Harvard, sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng. Khi chuẩn bị hồ sơ, hãy tham khảo công việc part time, các mẫu CV kế toán chuyên nghiệp hoặc các mẫu CV ứng tuyển khác, và không quên tạo CV đơn giản nhưng hiệu quả.
Tất cả những điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những “bí mật” trong ngành Kiểm toán mà trường học có thể không nhắc đến, và cách để bạn có thể tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp của mình.
Xem thêm: Giải mã ẩn số khác biệt giữa Business Development và Sales là gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.