• .
adsads
25 1200x900
Lượt Xem 797

Những áp lực đến từ cuộc sống xung quanh, chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày khiến con người quên đi giá trị của cuộc sống, quên đi những niềm vui cho bản thân, người trưởng thành có nhiều công việc khiến họ ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, nỗi sợ sẽ trở thành gánh nặng gia đình, sợ thất bại khiến những người lao động tới tuổi trung niên ngại tìm công việc mới. Họ ngại thử sức với công việc mới và sợ đối mặt với áp lực công việc. Liệu họ có thể nhảy việc ở độ tuổi này không? Liệu có thể tìm lấy cho mình một công việc mới tốt hơn không? 

Nếu bạn cũng đang ở độ tuổi này và chất vấn bản thân mình như thế thì đừng quá lo lắng. Hãy tin rằng bạn vẫn có cơ hội khám phá những chân trời mới, trải nghiệm những công việc mới ở một môi trường mới. Bạn có đủ kinh nghiệm, đủ “trải đời” để giúp bạn vững vàng và mạnh mẽ khi gia nhập một công ty khác.

Rào cản của nhảy việc ở tuổi trung niên

Bất cứ người lao động nào cũng có quyền lựa chọn và thay đổi công việc của mình nếu như bản thân không còn phù hợp với vị trí hiện tại nữa. Nhưng sẽ có lúc bạn cảm thấy ngần ngại khi phải thay đổi môi trường công việc, nỗi lo sợ bị mọi người chỉ trích, nỗi lo về gánh nặng tiền bạc, sự căng thẳng và mệt mỏi đeo bám. Nếu như bạn muốn nhảy việc ở độ tuổi trung niên, bạn nên cân nhắc những rủi ro sau: 

  • Mức lương không như ý: Bạn cho rằng bản thân đã có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, nên mức lương hiện tại ở công ty không thể đáp ứng được đủ nhu cầu của bạn, bạn đưa ra một mức lương cao hơn chưa kể đến những chế độ đãi ngộ. Tuy nhiên, trên thị trường việc làm vốn đã có sẵn một mức lương cho các vị trí và ngay cả mỗi công ty cũng có những hạn định về mức lương cho mỗi vị trí. Vì vậy đôi khi nhảy việc sẽ khiến bạn nhận được mức lương không như ý, và liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi điều đó cho một công việc mới mình thích không? 
  • Hạn chế về cơ hội: Hầu hết các công ty đều muốn tuyển người trẻ vì họ sẵn sàng cống hiến cho công việc mà không yêu cầu quá cao về mức lương, những người trẻ này sẵn sàng nhận mức lương thấp để lấy được kinh nghiệm trong công việc. Điều này dẫn đến hạn chế trong quá trình tìm việc của người lao động ở độ tuổi trung niên, bởi bạn sẽ phải cạnh tranh với những thế hệ trẻ và năng động hơn.
  • Ít cơ hội thăng tiến: Nếu bạn ở độ tuổi trung niên, bạn đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình, bạn cũng đạt được những vị trí cao trong ngành nghề, nên khi bước sang nơi làm việc, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong thăng tiến tại môi trường làm việc mới. Mặt khác, nếu như bạn chưa đạt được thành tựu gì hay chưa từng thăng cấp lên các vị trí quản lý thì điều này cũng khiến cho các nhà tuyển dụng không đánh giá cao về năng lực của bạn.

Trên đây là những rủi ro về việc nhảy việc ở tuổi trung niên, nhảy việc cũng có thể tạo cho bạn những cơ hội mới, nhưng bạn cũng phải chấp nhận đối mặt với rủi ro khi nhảy việc ở độ tuổi này. Khi bạn suy nghĩ và xác nhận kỹ càng bạn có thể bắt tay vào việc lên kế hoạch cho nhảy việc của mình.

Tuyệt chiêu nâng cao kỹ năng diễn đạt để thăng hoa sự nghiệp

Kế hoạch cho quá trình nhảy việc

Đầu tiên, trước khi bạn bắt đầu đi tìm việc, bạn nên cập nhật lại CV của mình, bổ sung thêm những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích mới của bản thân cũng như điều chỉnh những sai sót ở trong CV.

Thứ hai, không chỉ những trang web tìm kiếm công việc mới là nơi để bạn tìm kiếm công việc phù hợp, mà bạn có thể dựa vào các mối quan hệ đã được xây dựng từ trước của mình. Những mối quan hệ sẽ mở ra cánh cửa cơ hội cho công việc bạn mong muốn. 

Thứ ba, chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn. Bạn có một lợi thế lớn đó là nhiều kinh nghiệm trong ngành, hãy tận dụng điểm mạnh này và chia sẻ nhiều hơn với nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt với họ. Đừng quên chú ý trong việc tìm hiểu công việc mà bạn ứng tuyển, việc bạn chủ động tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn, sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Cuối cùng, tự tin là điều quan trọng mà bạn luôn phải tự nhủ với bản thân, không nên quá tự ti vì tuổi tác của mình. Bởi vì, ở một số vị trí công việc, nhà tuyển dụng rất cần người lao động có kinh nghiệm và bạn đang nắm giữ lợi thế đó. Vậy nên, hãy tận dụng những thế mạnh của mình và đạt được điều bản thân muốn trong con đường sự nghiệp của mình.

 

Xem thêm: Cách làm việc với đồng nghiệp không chịu hợp tác

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách nhanh chóng ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết....

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers