• .
adsads
1200x900
Lượt Xem 804

1. Những rủi ro khi nhảy việc

Dễ bị ép lương 

Nhảy việc là một bước đi nên suy nghĩ kĩ càng. Tùy từng thời điểm, đặc biệt nếu bạn quyết định thay đổi công việc vào cuối năm thì rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng bị ép lương. Điều này sẽ có tác động đến tài chính cá nhân của bạn nếu không có sự chuẩn bị trước. Thêm vào đó cuối năm bạn mà nhảy việc sẽ rất khó lấy thưởng Tết vì thời gian làm việc không đủ.

Văn hóa làm việc tại môi trường mới không phù hợp

Việc không thích nghi kịp thời văn hóa khi bước vào một môi trường mới không phải là hiếm. Thậm chí có những trường hợp tệ hơn dẫn đến xung đột với cấp trên và đồng nghiệp. Đây sẽ là tình huống diễn ra trong thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp không mong muốn đó. 

Nguy cơ rạn nứt các mối quan hệ với đồng nghiệp cũ

Quyết định nhảy việc đồng nghĩa với việc công việc của bạn tại công ty cũ sẽ bàn giao cho người khác thực hiện. Không ai có thể vui vẻ thích nghi nếu họ có thêm công việc khác và rất có thể đồng nghiệp sẽ tỏ thái độ không hài lòng với bạn. Các mối quan hệ của bạn đã xây dựng lâu dài trong quá khứ dễ có thể bị rạn nứt bởi quyết định thay này của bạn. Vì vậy, hãy có một cái đầu tỉnh táo để chuẩn bị sẵn sàng tâm lý khi điều tồi tệ đó xảy ra.

Người tuyển dụng thiếu sự tin tưởng ở bạn

Người tuyển dụng có quyền đặt câu hỏi khi bạn nộp CV vào công ty của họ rằng lý do gì bạn lại thay đổi công việc? Với mỗi lần nghỉ việc, bạn để lại những thắc mắc vào CV của mình, điều này làm giảm đi uy tín của bạn, khiến nhà tuyển dụng quan ngại và khó quyết định chọn bạn. Chưa kể đến khả năng nhà tuyển dụng sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên trong trường hợp công ty cắt giảm nhân sự. 

2. Vậy thời gian nhảy việc thế nào mới là hợp lý?

Trên thực tế, nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng cần ứng viên. Trong một năm, có lúc các công ty tuyển dụng ồ ạt, nhưng cũng có khi lại chẳng mấy quan tâm đến việc tuyển dụng nhân sự mới. Nhu cầu tuyển dụng vì thế mà luôn lên xuống thất thường và đa số phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc hay đặc điểm mọi ngành nghề. Sẽ vô cùng chật vật và thật sự khó khăn cho những ứng viên khi nhảy việc nếu ứng tuyển sai thời điểm, điều này có thể khiến tình trạng thất nghiệp của bạn kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, gây ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần sau này.

Chính vì vậy, thời gian để nhảy việc hợp lý khiến nhà tuyển dụng tin tưởng ở bạn nên rơi vào khoảng 18 tháng làm việc tại công ty cũ. Đó là con số khiến nhà tuyển dụng hài lòng và tin tưởng, họ cảm thấy ứng viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cần thiết và cống hiến nhiều cho công ty. Mặc dù 18 tháng không phải là điều đáng để xem xét về lòng trung thành của các ứng viên, nhưng có một điều chắc chắn rằng hồ sơ xin việc của bạn sẽ được coi kỹ càng hơn.

3. Những lý do nghỉ việc nên hướng đến sự phát triển của bản thân để thuyết phục hơn khi chia sẻ cùng nhà tuyển dụng

Muốn thay đổi môi trường làm việc

Bạn muốn bản thân mình muốn thử sức ở một môi trường mới nhiều thử thách hơn. Đây là lý do được nhiều người lựa chọn khi muốn nhảy việc tại một công ty mà họ đã làm việc được một thời gian nhất định. Mong muốn thay đổi môi trường làm việc để tăng trải nghiệm cũng như trau dồi kinh nghiệm bản thân làm việc được coi là lý do thông minh mà bạn có thể sử dụng. 

Muốn tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong công việc

Không một một ai muốn bản thân mình gặp phải những vấn đề trì trệ trong công việc. Nếu tại chức vị làm việc cũ không mang lại nhiều cơ hội thăng tiến như bạn mong muốn thì bạn có thể lựa chọn cho mình một công ty để nhảy việc có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Đừng ngần ngại thể hiện quan điểm của bạn thân để nhà tuyển dụng của bạn hiểu hơn về những gì bạn đã và chứng tỏ bạn đang suy nghĩ cho tương lai bản thân.

Muốn thách thức bản thân trong lĩnh vực mới

Nhiều ngành nghề hiện nay ngày càng đa dạng và phát triển. Đó là lý do tại sao mà các ứng viên trẻ tuổi không thể mãi thụ động và tự bó mình trong một giới hạn làm việc quá an toàn. Nếu như bạn muốn thay đổi công việc, muốn thách thức bản thân mình và có nhiều cơ hội trải nghiệm những công việc mà bản thân cảm thấy hứng thú, phát triển thì đừng ngần ngại chia sẻ những ý tưởng này đến nhà tuyển dụng với lý do này nhé.

Tất cả mọi thứ đều có những mặt tốt và mặt xấu của nó. Nhảy việc cũng vậy. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc thật kỹ, phân tích những rủi ro nếu nhảy việc trong hoàn cảnh của bạn đồng thời chuẩn bị thật kỹ trước khi nhảy việc để có thể được tăng lương như mong muốn và thành công trong sự nghiệp của mình.

Xem thêm: Nằm lòng kỹ năng giao tiếp qua điện thoại để thành công

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách nhanh chóng ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết....

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers