Bạn cảm thấy mình đã làm việc một thời gian đủ lâu nhưng chưa được mức lương như mong muốn? Trong khi đó, bạn bè hay đồng nghiệp nhảy việc sang nơi khác đã nhận mức lương cao hơn? Đương nhiên, chuyện tăng lương là chuyện bất kỳ ai đi làm cũng đều muốn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, các ông chủ doanh nghiệp luôn biết giá trị đồng tiền mình bỏ ra. Họ chỉ đồng ý tăng lương, trả lương cao cho những người giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm – những người mà nếu thiếu họ sẽ là một tổn thất cho công ty.
Những người sau khi nhảy việc được mức lương cao hơn đa phần đều là những người giỏi. Từ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng đã có, họ ứng tuyển và được nhận vào làm việc ở một vị trí cao hơn vị trí họ từng đảm nhận, do đó, lương cũng sẽ cao. Nếu bạn suy nghĩ đơn giản rằng, chỉ cần nhảy việc sẽ được tăng lương thì có thể bạn đã nhầm.
Chật vật với công việc mới
Với những người nhảy việc chỉ vì lương, không suy xét đến các yếu tố chuyên môn, kinh nghiệm thì chuyện chật vật trong công việc mới là chuyện không thể tránh khỏi. Bạn sẽ rất khó thích ứng, dẫn đến thường xuyên cảm thấy áp lực trong công việc, mất cân bằng giữa công việc – cuộc sống. Tình trạng này kéo dài khiến bạn không thể làm việc hiệu quả, không chứng minh được năng lực của mình và không thể nhận được mức lương như mơ ước.
Đánh đổi những giá trị về mặt tinh thần
Khi bạn đã gắn bó lâu dài với một công ty, bạn có cho mình những đồng nghiệp tốt, các mối quan hệ đáng tin cậy và một môi trường quen thuộc, tâm lý cũng thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc, bạn sẽ phải đánh đổi những giá trị đó, bắt đầu làm quen với một môi trường hoàn toàn mới và không ai dám chắc chắn rằng, môi trường này sẽ phù hợp với bạn. Đã có những trường hợp sau khi nhảy việc lại phải tìm cách quay về công ty cũ, chỉ vì không thể thích nghi công ty mới.
Đó là chưa kể, nhân viên làm việc lâu năm luôn có chế độ phúc lợi tốt hơn. Một số công ty còn có các chế độ dành cho gia đình của nhân viên thâm niên như du lịch, bảo hiểm,… để giữ chân nhân viên. Có thể lương bạn sẽ không cao hơn nhưng bù lại, bạn được chăm sóc, đãi ngộ tốt hơn và điều này, bạn sẽ rất khó tìm được ở công ty mới.
Ảnh hưởng đến những kế hoạch lâu dài
Trước khi nhảy việc để có lương cao hơn, hãy tự trả lời các câu hỏi: trong hai năm tới, bạn muốn làm công việc như thế nào, vị trí gì, tính chất công việc ra sao,… Nếu công ty hiện tại của bạn có thể mang lại cho bạn những điều này, bạn có lộ trình để phát triển thì không nên nhảy việc. Tiền bạc là quan trọng nhưng nó không nên là kim chỉ nam cho mọi thứ, bạn cần có một tầm nhìn xa hơn.
Nhìn chung, nhảy việc là một điều mạo hiểm mà bạn cần cân nhắc kỹ. Bạn cũng nên lưu ý thêm rằng, các nhà tuyển dụng sẽ không quá mặn mà với những ứng viên nhảy việc quá nhiều lần. Hơn hết, đây không phải là cách tốt nhất để tăng lương. Nếu bạn muốn được tăng lương mà không cần nhảy việc, hãy thử các cách đề xuất tăng lương khéo léo sau đây.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình. |
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.