Nhân viên pháp lý là gì?
Trước hết, ta cần giải đáp câu hỏi nhân viên pháp lý là gì, Legal Executive hay còn gọi là nhân viên pháp lý. Họ là người đại diện pháp luật, đóng vai trò định hướng cho công ty, doanh nghiệp, tổ chức,… thực hiện tuân thủ đúng quy chế pháp luật. Nhân viên pháp lý chuyên phụ trách tiếp nhận và xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật theo đúng quy định.
Sở dĩ Legal Executive đóng vai trò mật thiết đối với quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của tổ chức, công ty là vì bất cứ tổ chức nào đều sẽ chịu kiểm soát bởi luật pháp. Việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và được ủng hộ bởi chính phủ.
Xem thêm:
- Chuyên viên pháp lý là gì? 5 kỹ năng cần có của chuyên viên pháp lý
- Nhân viên thu mua là gì? Chi tiết mức thu nhập
- Nhân viên điều phối là gì? Công việc và 6 kỹ năng cần có
- Nhân viên thống kê là gì? 5 Kỹ năng và mức lương hiện tại
- Nhân viên phát triển thị trường là gì? 5 Yếu tố và kỹ năng
5 Công việc nhân viên pháp lý đảm nhận
Công việc của Legal Executive – nhân viên pháp lý là gì? Họ chính là người đại diện pháp lý và có vai trò quan trọng như vậy nên nhân viên pháp lý gồm các công việc cụ thể như sau:
1 Tư vấn và tham mưu những vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp
Được xem là luật sư phụ trách tư vấn, tham mưu kịp thời và chính xác cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý khác nhau như luật doanh nghiệp, luật lao động, quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế,…
Là người nghiên cứu và cập nhật các nghị định, thông tư, bộ luật được sửa đổi có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các tư vấn pháp lý và giải thích nhằm đảm bảo mọi quy trình, hoạt động của doanh nghiệp đều hợp pháp.
2 Soạn thảo tài liệu pháp lý, hợp đồng
Vị trí này sẽ đảm nhận chính việc soạn thảo các tài liệu, giấy tờ pháp lý, cũng như các điều khoản thỏa thuận, hợp đồng giữa các bên để đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Ngoài ra, công việc còn bao gồm việc kiểm tra và xác thực tính hợp pháp, hợp lý của các loại hợp đồng.
Vì là một công việc liên quan trực tiếp đến pháp luật, nên mọi điều lệ hợp đồng phải có tính hợp pháp và chính xác cao nhất. Không chỉ vậy, nhân viên pháp lý còn phải chắt lọc, bổ sung, chỉnh sửa các giấy tờ, hồ sơ pháp lý,… nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của luật pháp.
3 Xử lý những vấn đề tố tụng của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, doanh nghiệp khó lòng tránh khỏi các vấn đề khiếu nại, kiện tụng từ phía đối thủ cạnh tranh cho đến khách hàng, từ nội bộ cho đến ngoại bộ. Lúc này, Legal Executive sẽ thay mặt doanh nghiệp xử lý các vấn đề pháp lý.
Hơn nữa, một nhân viên pháp lý chuyên nghiệp sẽ tham gia vào các hoạt động kiện tụng nhằm thỏa quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp, đồng thời có trách nhiệm xây dựng các mối quan hệ, lòng tin với các bên liên quan để có thể xử lý các vấn đề thuận lợi hơn.
4 Cập nhật, bổ sung những quy định mới về pháp luật hiện hành
Để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nhân viên pháp chế cần chủ động tìm hiểu, cập nhật kịp thời các kiến thức mới nhất về pháp luật. Chẳng hạn sự bổ sung, thay đổi hay chỉnh sửa về nghị định, luật, thông tư, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
5 Thiết lập và quản lý hệ thống chính sách
Legal Executive sẽ phối hợp với quản lý cấp cao xây dựng hệ thống quản lý nội bộ cũng như giám sát việc thực hiện, triển khai chính sách phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, họ còn nghiên cứu, phân tích và đánh giá các rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.
5 Kỹ năng cần có của một nhân viên pháp lý
Nếu bạn muốn trở thành một nhân viên pháp lý thực thụ, bạn sẽ cần các kỹ năng sau.
1 Bảo mật thông tin
Nhân viên pháp chế là người trực tiếp soạn thảo văn bản, tài liệu liên quan pháp luật, các hợp đồng, thỏa thuận quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy nên nhân viên pháp lý phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các thông tin một cách chính xác và bảo mật tuyệt đối.
2 Làm việc nhóm
Phạm vi vấn đề pháp lý rất rộng nên sẽ bao gồm nhiều khía cạnh nhỏ. Mỗi nhân viên pháp chế sẽ đảm nhận những vai trò riêng trong đội nhóm, từ đó tổng hợp, liên kết và xâu chuỗi chúng lại để hỗ trợ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Do đó, các Legal Executive cũng cần khả năng làm việc độc lập và tinh thần hợp tác nhóm thật tốt nhằm đảm bảo hoàn thành công việc riêng và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với công việc chung của cả phòng ban.
3 Kỹ năng đàm phán và giao tiếp
Không dừng lại ở việc hoàn thành giấy tờ pháp lý, Legal Executive còn phải kết nối và đàm phán với rất nhiều cá nhân và đơn vị có liên quan, nên kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, khi tư vấn và truyền đạt luật pháp cho các cấp quản lý, nhân viên pháp lý cũng cần thể hiện sự khúc chiết, rõ ràng trong từng lời để người nghe dễ tiếp nhận và xử lý thông tin.
4 Khả năng chịu áp lực và thích nghi cao
Kinh tế có xu thế biến đổi không ngừng, kéo theo đó là các quy định cũng ngày một phức tạp hơn. Do đó, nhân viên pháp lý cần nhạy bén, nắm bắt thông tin, đồng thời cập nhật các văn bản Luật mới nhất một cách tường tận để kịp thời thích ứng trước những thay đổi.
Công việc pháp lý buộc các Legal Executive “đứng trên đầu ngọn sóng”, nên áp lực căng thẳng là điều dễ gặp phải. Chính vì lẽ đó, họ phải luôn giữ một tinh thần thép để chịu áp lực nhất từ phía nội bộ cho đến ngoại bộ.
5 Kỹ năng giải quyết và phân tích vấn đề
Là một nhân viên pháp chế, họ phải sở hữu khả năng phân tích và lập luận thật sắc bén để đảm bảo người khác không thể tìm thấy chỗ sơ hở trong các vấn đề pháp lý. Để làm được điều này, Legal Executive phải phân tích thật kỹ càng các điều luật, thông lệ, chính sách,… Từ đó đưa ra những lập luận đầy tính logic dựa trên các cơ sở, nền tảng vững chắc.
4. Vai trò của nhân viên pháp lý đối với doanh nghiệp
Công việc này được mệnh danh là “sợi chỉ đỏ” cho mọi hoạt động pháp lý của mọi doanh nghiệp. Điều gì khiến vị trí nhân viên pháp lý trở nên quan trọng đến thế? Các cấp quản lý cấp cao trong công ty là những người có tư duy kiến thức, nhưng sẽ không quá hiểu sâu về Luật Kinh Doanh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển quy mô trên thị trường. Họ sẽ là sợi dây kết nối với nhiều bên liên quan để đảm bảo mọi quy trình diễn ra thuận lợi và trơn tru. Chính vì thế, các nhân viên pháp lý sẽ đóng vai trò tư vấn, tham mưu và định hướng các doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý.
Một số câu hỏi thường gặp về nhân viên pháp lý
Học ngành gì để trở thành nhân viên pháp lý?
Để có thể trở thành nhân viên pháp lý, ít nhất bạn phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Luật, dịch vụ liên quan pháp lý hoặc các ngành có liên quan. Bên cạnh đó, Legal Executive cần sở hữu những chứng chỉ chính thức được công nhận rộng rãi để ứng tuyển vào các cơ quan pháp lý hoặc các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Không chỉ dừng lại ở tiêu chí học thuật trong ngành nghề đặc thù này, bạn phải luôn liên tục trau dồi những kỹ năng mềm như kỹ năng viết lách tốt, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng phân tích, phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic… Từ đó, bạn sẽ tạo được sự thuyết phục tuyệt đối từ phía các cấp quản lý cũng như những đối tác cùng làm việc với bạn.
Mức thu nhập và những quyền lợi của nhân viên pháp lý
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên pháp lý rất lớn, mở ra cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập trung bình dao động khoảng 20 triệu đồng/ tháng tại các doanh nghiệp, tổ chức quy mô lớn. Đối với người mới vào nghề, mức lương từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng, người có kinh nghiệm, mức lương lên đến từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng.
Quyền lợi của nhân viên pháp lý là gì? Câu trả lời sẽ được VietnamWorks “tháo nút” dưới đây:
- Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội theo quy định của Luật lao động và theo quy định của tổ chức, doanh nghiệp.
- Được trải nghiệm với các tình huống thực tiễn, tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp vụ.
- Môi trường chuyên nghiệp, thân thiện với máy móc trang thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Xem ngay các vị trí tuyển dụng dưới đây để tìm cơ hội phù hợp. Nếu bạn đang tìm việc làm, hãy truy cập Việc làm An Giang hoặc Việc làm Kon Tum để khám phá các vị trí mới nhất. Các tin tuyển dụng Vnpay hoặc Ngân hàng Shinhan, hãy xem ngay để không bỏ lỡ!
Là một trong những người hỗ trợ đắc lực cho luật sư dù chỉ đứng sau hậu trường, nhưng đây là công việc chứa đựng nhiều thử thách và hấp dẫn. Hy vọng rằng VietnamWorks đã giúp bạn hiểu biết hơn về công việc nhân viên pháp lý là gì. Nếu bạn yêu thích vị trí nhân viên pháp lý thì hãy theo dõi những cơ hội việc làm tại VietnamWorks nhé.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Xanh SM Bike tuyển dụng TP.HCM, HD tuyển dụng, Fado Group tuyển dụng, Toyota tuyển dụng TP.HCM, Viettel IDC tuyển dụng, Yes4All tuyển dụng, Dalat Hasfarm tuyển dụng, và Tuyển dụng Chợ Tốt.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.