adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 14 K

Có vô vàn lý do khiến sếp nghĩ rằng dường như nhân viên không tôn trọng sếp và không nể phục trong nhiều trường hợp nhất định. Dưới đây là 10 ví dụ điển hình cho thấy dấu hiệu này và cách để bạn biến mình trở thành lãnh đạo hoàn hảo tuyệt đối trong mắt mọi nhân viên.

Trở thành một lãnh đạo không phải lúc nào cũng vui vẻ và dễ dàng. Nắm giữ quyền lực trong tay là một điều vô cùng hấp dẫn nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm vô cùng to lớn với cả một đội ngũ bên dưới. Đó là lí do vì sao làm “sếp” không phải lúc nào cũng dễ thở như bạn vẫn nghĩ. Có đôi khi, bạn không thể tránh khỏi việc làm phật ý hoặc mất lòng tin của cấp dưới. Nếu bạn đang trong tình trạng nhân viên không tôn trọng sếp và không nể phục mình, có thể đó là vì bạn đang lâm vào một trong mười trường hợp dưới đây.

 

1. Bạn không để nhân viên phát huy thế mạnh của họ

Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ đó là hãy tuyển những người nhanh nhạy và thông minh hơn cả bạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn nên tuyển những ứng viên tiềm năng vào đội ngũ của mình một cách có chọn lọc và cho họ không gian để thể hiện tất cả những gì họ có.

Việc giao nhiệm vụ cho những nhân viên có tiềm lực vô cùng quan trọng. Bạn sẽ trở thành một lãnh đạo hiệu quả hơn nếu bạn giao đúng việc cho đúng người, thay vì ôm đồm lấy mọi nhiệm vụ một mình. Nói cách khác, hãy ngưng làm việc, thay vào đó, hãy lãnh đạo đúng cách. Bạn có thể thuê những nhân viên hội tụ đủ tố chất cho vị trí bạn cần, và để họ bước vào “sân chơi” của chính mình thay vì bó buộc trong những khuôn khổ nhàm chán.

 

2. Bạn luôn tránh né những mâu thuẫn bằng mọi giá

Lãnh đạo giỏi sẽ không ngần ngại đặt ra những vấn đề mang tính tranh luận trước tập thể nhân viên của mình. Nếu bạn cho rằng chiến thuật “sếp dễ tính” sẽ khiến nhân viên gần gũi với bạn hơn, bạn đã lầm to khi kết quả có thể đi ngược lại với những gì bạn mong muốn.

Khi tránh né mọi mâu thuẫn có thể xảy ra, bạn đang cố thể hiện ra bên ngoài rằng bạn là một lãnh đạo thiếu tự tin về bản thân và trong các quyết định của mình. Một lãnh đạo mạnh mẽ khiến nhân viên tin phục không né tránh vấn đề mà nhìn thẳng vào chúng để giải quyết bằng cách khách quan và hiệu quả nhất.

 

3. Bạn không trân trọng nhân viên của mình (hoặc không thể hiện ra điều đó)

Nhân viên không tôn trọng sếp vì 10 lý do sau và mẹo hóa giải dễ dàng

Khi nhân viên cảm thấy được trân trọng, họ sẽ nỗ lực để làm nhiều hơn và cống hiến tốt hơn cho tập thể. Nhân viên là những người đang cùng bạn xây dựng và phát triển công ty. Hãy thể hiện rõ ràng rằng bạn luôn trân trọng mỗi cố gắng và đóng góp của từng cá nhân trong công ty, bằng những phần thưởng xứng đáng hoặc lời khen khích lệ, để chứng tỏ cho nhân viên thấy họ là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược của công ty.

 

4. Bạn không đáng tin cậy

Bạn luôn yêu cầu cấp dưới của mình phải đi làm đúng giờ, hoàn thành các nhiệm vụ đúng deadline và cam kết thực hiện mọi việc họ hứa hẹn. Thế nhưng, liệu bạn có chắc rằng bạn đang là tấm gương hoàn hảo để nhân viên noi theo?

Tương tự như bạn, các nhân viên cũng đang theo dõi liệu bạn có làm những gì bạn đã nói. Khi bạn trót lỡ một deadline, đừng cố viện cớ hoặc chối bỏ sai lầm này. Hãy thành thật nhận lỗi với nhân viên và cố gắng làm tốt hơn ở lần sau, như chính bạn đang yêu cầu nhân viên của mình.

 

5. Bạn không tôn trọng nhân viên

Tôn trọng là hành vi hai chiều. Khi bạn thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình, họ cũng sẽ đối xử như thế với bạn và ngược lại. Quát nạt nhân viên trước tập thể đông người, bác bỏ những thành tựu họ đạt được hay không lắng nghe những đóng góp, ý kiến của nhân viên chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang không thật sự tôn trọng cấp dưới của mình. Nếu bạn không tôn trọng họ, lí do nào làm bạn muốn tuyển dụng họ? Đối xử với nhân viên ở mức tôn trọng tối thiểu chính là lối giao tiếp cơ bản nhưng vô cùng quan trọng giúp bạn gây dựng lòng tin ở nhân viên.

 

6. Bạn hay đổ lỗi cho cấp dưới

Một lãnh đạo tốt thường sẽ nhận phần lỗi nhiều hơn về phía mình và nhận phần thưởng ít hơn khi được ghi danh. Việc đổ lỗi hoặc chỉ trích nhân viên khi chưa thật sự xem xét lại hướng chỉ dẫn, cách làm việc của bạn sẽ khiến nhân viên hoài nghi lối lãnh đạo bạn thể hiện.

Hãy bày tỏ sự công bằng trong việc chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc đừng cố tỏ ra là người ngoài cuộc khi gặp phải một thất bại nào đó, hãy thừa nhận bạn là một phần nguyên nhân của sự sai lầm.

 

7. Bạn không quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên

Nhân viên không tôn trọng sếp vì 10 lý do sau và mẹo hóa giải dễ dàng

Không nhất thiết bạn phải tìm hiểu tường tận từng đường tơ kẽ tóc cuộc đời cá nhân của mỗi nhân viên để là một lãnh đạo giỏi. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc biết mọi thứ và quan tâm tất cả những điều bạn biết. Hãy thể hiện sự thông cảm hoặc lo lắng khi cấp dưới than thở với bạn về chuyện gia đình, áp lực công việc. Bày tỏ mối quan tâm và một số lời khuyên nhủ hoặc chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong trường hợp đó, điều này sẽ giúp bạn củng cố lòng tin vững chắc trong nhân viên của mình.

 

8. Bạn không nhận thức được bản thân

Là một lãnh đạo, bạn không thể mơ hồ về những điểm mạnh và năng lực mình đang có. Thay vì cho rằng mình biết mọi thứ, hãy thực tế và chắc chắn về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tuyển dụng những cá nhân có thể lấp vào chỗ trống khiếm khuyết của bạn, và tin tưởng giao cho họ trọng trách này.

Chiến lược này không chỉ giúp bạn tạo dựng lòng tin trong nhân viên tốt hơn mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh doanh và tài chính. Những nhà lãnh đạo nắm được điểm yếu của mình thường có cách để vận hành công ty theo cách của họ tốt hơn và sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng tuyệt vời từ nhân viên mà họ cho rằng có thể hiệu quả hơn của chính họ.

 

9. Bạn không phải là người giỏi giao tiếp

Bạn mong muốn nhân viên luôn phải giao tiếp và báo cáo lại với bạn những công việc họ đang làm. Nhưng liệu bạn có đang giao tiếp và trò chuyện với nhân viên theo cách lịch sự nhất? Giao tiếp hiệu quả là một kĩ năng quan trọng cần có của người lãnh đạo. Nếu bạn không dành thời gian và phương pháp để trò chuyện với các nhân viên của mình, bạn sẽ dần mất đi những kết nối với cấp dưới và khoảng cách giao tiếp ngày càng xa sẽ kéo theo sự tôn trọng của các cấp dưới dành cho chính bạn.

 

10. Bạn luôn không hài lòng về mọi thứ

Hãy luôn nhớ rằng không có bất kỳ ai hay điều gì là hoàn hảo. Bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình hoàn thành mọi việc trơn tru và hoàn mỹ như kỳ vọng bạn đặt ra. Khi bạn liên tục “vạch lá tìm sâu” trong những gì cấp dưới đang làm, họ sẽ dần nản lòng và mất đi lòng tin ở bạn. Dần dần, họ sẽ bắt đầu muốn từ bỏ và chấm dứt làm việc ở công ty.

Trở thành một lãnh đạo tốt khiến nhiều nhân viên tôn trọng và nể phục là tạo ra một niềm tin vững chắc từ nhân viên dành cho bạn, tạo cơ hội để nhân viên có thể phát huy tốt năng lực của họ và luôn sát cánh với các nhân viên của bạn như một phần trong tập thể. Đó là chiến lược giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers