Nghe tuy có vẻ khá “vô lý” nhưng thật sự lại vô cùng thuyết phục. Theo một khảo sát từ Monster.com phỏng vấn hơn 3000 người, cứ 10 người thì 8 người thừa nhận rằng: Họ đã từng rơi lệ ít nhất 1 lần nơi công sở. 19% trong số ấy là về những vấn đề cá nhân, 45% là về những xích mích, phẫn uất với đồng nghiệp và cấp trên, 16% về khối lượng công việc quá tải và 13% còn lại nằm ở việc “chia bè kéo phái” chốn công sở.
Về cơ bản, khóc là một trong những hành vi cơ bản nhất của con người trong việc bộc lộ cảm xúc của mình. Điều quan trọng nhất, việc bạn khóc nơi công sở chẳng phải là vấn đề gì cả. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn yếu ớt hoặc nhu nhược – như cách mà đại đa số chúng ta vẫn hay đánh đồng về hành vi này, đặc biệt đối với phái nữ.
Vậy vì sao việc “khóc nhè” nơi công sở lại là một dấu hiệu tốt? Vì khái niệm nhân sự hạnh phúc vốn dĩ thật sự không hề tồn tại trong thời đại ngày nay, theo chia sẻ của Edgar Cabanas. Quyển sách gần đây nhất của ông, “Tyranny of positivity” đã phần nào vạch trần những mặt tối của tinh thần “lạc quan nơi công sở” và tác động của chúng đến tinh thần nhân viên.
Luôn lạc quan nơi công sở thực sự là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nếu như mở một nơi mà nhân viên lúc nào cũng “buộc” phải thể hiện thái độ lạc quan với môi trường xung quanh thì điều đó thật sự đáng lo ngại. Tuy nhiên, rất nhiều nơi, thậm chí hầu hết đại đa số chốn công sở, thường xem việc bày tỏ những thái độ, hành vi tiêu cực – bao gồm cả việc rơi nước mắt, đều bị ghép với việc nhân sự quá yếu đuối, không có chí cầu tiền. Tệ hơn, đôi khi họ còn bị gán cho tội danh “khiến môi trường công sở trở nên độc hại vì sự tiêu cực của mình”.
Tồi tệ hơn, khi tinh thần tích cực dần trở thành một điều bắt buộc ở công sở, tinh thần trách nhiệm và cống hiến sẽ dần sụt giảm nghiêm trọng. Thay vì mang trong mình quyền dân chủ được mưu cầu về những chính sách phúc lợi, lương bổng phù hợp, hay nói lên những bức xúc để cùng nhau giải quyết, thì giờ đây, giải pháp duy nhất mà ai cũng phải “chấp nhận” chính là ngoảnh mặt làm ngơ, không ngừng tích cực.
“Đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại khái niệm môi trường công sở lành mạnh là môi trường đầy năng suất”. Cabanas chia sẻ. Nói một cách khác, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận 1 cách công bằng và khách quan: Môi trường quá ư là lành mạnh cũng hiện diện những rào cản của nó. Điều quan trọng nhất, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Đôi khi những người tiêu cực lại góp phần đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, thay vì bị dẫn dắt quá nhiều vào “bẫy nội tâm” và phớt lờ đi những yếu tố xung quanh.
Việc khóc nhè nơi công sở cũng thế. Đó là bản năng của con người. Không ai có quyền tước nó đi khỏi bạn hoặc đánh đồng với những chuẩn mực yếu kém và thiển cận. Ngược lại, theo Lead Sharman, người đứng đầu dự án nghiên cứu về cảm xúc con người “USING CRY TO COPE” đã chỉ ra rằng: Việc rơi nước mắt giúp cân bằng cán cân cảm xúc trong mỗi người chúng ta. Quan trọng hơn, việc khóc cũng phần nào giúp con người giải tỏa những cảm xúc ưu phiền trong người để lấy lại bình tĩnh và trở nên sáng suốt hơn trong công việc.
— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.