adsads
Untitled design 221
Lượt Xem 2 K

Một số người nhạy cảm có thể nhận ra ngay những dấu hiệu này. Nhưng hầu hết, không phải ai cũng đủ tinh ý, hoặc quá bận rộn để có thể để mắt tới những vấn đề nhỏ dưới đây. Tuy nhiên, cẩn thận không bao giờ là thừa. Hãy thử nhớ lại xem trong thời gian gần đây, bạn có thường xuyên gặp phải tình trạng này hay chưa. Nếu có, đã đến lúc để bạn nghiêm túc hơn với vị trí công việc hiện tại của mình.

 

#1 Bạn không còn là một nhân tố quyết định

Bạn từng là một thành viên không thể thiếu của công ty, một nhân tố năng nổ trong nhóm làm việc. Dự án nào cũng có sự góp mặt của bạn. Tuy nhiên, dường như gần đây bạn không còn được “huy hoàng” như trước. Mối quan hệ công việc giữa bạn và các nhân viên khác ngày càng lỏng lẻo. Bạn nhận ra sự có mặt hay vắng mặt của mình không còn ảnh hưởng đến công việc chung. Bạn thậm chí không còn được chỉ định nằm trong “core team” hoặc là lãnh đạo trực tiếp của một dự án như trước đây nữa. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy thử xem lại kết quả công việc trong vài tháng trở lại đây của mình. Báo cáo có thật sự khả qua hay không, cấp trên gần đây có đánh giá gì về thái độ hoặc kết quả làm việc của bạn không, đồng nghiệp có mập mờ ám chỉ một điều gì đó về việc bạn bị “thất sủng” hoặc có một nhân viên mới nào sắp vào không. Nếu xâu chuỗi mọi vấn đề, có thể bạn sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao bạn không còn là một mắc xích quan trọng của công ty.

 

#2 Bạn được yêu cầu xem xét thái độ

Hãy cẩn thận khi thấy những dấu hiệu sau, có thể vị trí của bạn đang bắt đầu lung lay!

Đây là một lỗi nghiêm trọng mà nhân viên nào cũng cần cố gắng tránh khỏi. Có thể sếp nhận xét hoặc nhắc nhở bạn một cách khá nhẹ nhàng, chẳng hạn yêu cầu bạn lần sau nên đến họp đúng giờ hoặc đi làm không quá trễ, hoàn thành task đúng deadline,… Tuy nhiên, đừng vội đo mức độ nghiêm túc của lời phê bình chỉ qua sắc mặt hay giọng điệu của sếp. Dù chỉ là lời nói vui hoặc thoáng qua, bạn cũng nên nhớ rằng bạn đã mắc lỗi không hề nhẹ và sếp đã để tâm đến điều này. Nếu bạn đã từng gặp trường hợp như thế, hãy xem lại cách cư xử và vị trí của mình. Trong tình thế này, bạn có thể nhờ bạn bè hay đồng nghiệp thân cận nhận xét và góp ý cho bạn cách điều chỉnh. Mặc dù những lời nhắc nhở có vẻ không mấy vui vẻ cho lắm, nhưng thà rằng bạn được nghe trực tiếp và sửa chữa còn hơn để mặc bạn tiếp tục “tung hoành” rồi nhận ngay một lá thư cho thôi việc cay đắng!

 

#3 Nhiều đồng nghiệp ra đi không lí do

Công ty đang âm thầm thực hiện chiến lược “thay máu”, bạn có biết điều này? Một ngày bước chân vào công ty, bạn chợt nhận ra những chiến hữu sát cánh cùng bạn chinh chiến bao năm đang ngày một ít đi. Thay vào đó là những gương mặt mới toanh được sếp đặc biệt chú ý và ưu ái đưa vào. Đó là lời cảnh tỉnh bạn đang mất dần chỗ đứng trong lòng các lãnh đạo. Nếu dạo gần đây bạn không thường xuyên có cơ hội được trò chuyện nhiều với sếp, hãy thử cố gắng sắp xếp một buổi trao đổi thân mật. Dò xét xem đánh giá của sếp về bạn như thế nào và khéo léo hỏi sếp liệu bạn có thể làm gì để cải thiện kết quả làm việc ở vị trí hiện tại của mình một cách tốt hơn, hoặc kế hoạch của sếp dành cho bạn trong 1 năm tới sẽ như thế nào.

 

#4 Có một nhân viên mới đang học những gì bạn đang làm

Đôi khi việc công ty muốn thay người không phải nằm ở vấn đề của bạn mà đó có thể là chính sách của công ty, hoặc chiến lược của cấp trên. Nếu một ngày đi làm, sếp bỗng giới thiệu cho bạn một nhân viên mới và yêu cầu bạn hướng dẫn cho người này những gì bạn đang làm, hoặc bạn chịu trách nhiệm giúp họ làm quen với quy trình công việc của bạn, đó chính là tiếng chuông báo động nguy hiểm nhất cho vị trí của bạn. Hãy thử nghĩ xem sau 2 tháng thử việc, nhân viên mới sẽ đảm nhận chức vụ gì? Tình huống may mắn nhất đó là bạn được thăng chức, nhưng nếu không có dấu hiệu nào cho thấy bạn đang được sếp giao những việc quan trọng hơn, điều tồi tệ đó là bạn sắp phải rời khỏi công ty trong một tương lai không xa.

 

#5 Bạn nhận được bảng kế hoạch cải thiện hiệu quả làm việc

Dạo gần đây bạn thường xuyên mắc lỗi trong công việc. Kết quả tồi tệ đến mức bạn nhận được một email theo dõi kết quả của vị trí công việc, và bạn phải thường xuyên báo cáo đến sếp mỗi ngày. Khi nhận được một bảng kế hoạch cải thiện hiệu quả làm việc, sếp sẽ đặt ra những mục tiêu “trên trời” mà bạn không thể đạt được. Đó sẽ là một cái cớ “dễ dàng” để bạn bị sa thải trong thời gian gần. Nếu nhận được một bảng báo cáo “tử thần” như vậy, hãy sắp xếp ngay một cuộc trao đổi với lãnh đạo trực tiếp của bạn, để xem bạn có thể “deal” xuống các mức độ làm việc này hay không. Hoặc nếu không thể cứu vãn được tình hình, có lẽ bạn nên chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho bản thân mình.

 

#6 Đồng nghiệp bắt đầu xa cách với bạn

Hãy cẩn thận khi thấy những dấu hiệu sau, có thể vị trí của bạn đang bắt đầu lung lay!

Dấu hiệu rõ rệt nhất đó là các đồng nghiệp lúc trước vốn dĩ vô cùng thân thiết, nay bỗng dưng lại bắt đầu xa lánh và ít trò chuyện với bạn. Họ không còn là nhóm ăn trưa thân mật với bạn, hoặc thậm chí không rủ bạn cùng order trà sữa, đồ ăn vặt mỗi 3 giờ chiều. Có thể bạn không nhận ra nhưng thái độ của các đồng nghiệp cũng phản ánh một phần kết quả làm việc của bạn ở công ty. Đồng nghiệp không hài lòng về một cách ứng xử nào đó của bạn, hoặc cách bạn làm việc bắt đầu không được lòng mọi người. Dần dần, tin đồn truyền xa, bạn sẽ sớm thành “cái gai” trong mắt tất cả nhân viên trong phòng. Khi một tập thể bắt đầu chối bỏ một cá nhân, khả năng bạn bị đào thải là vô cùng cao. Dù công ty không chủ động sa thải, cảm giác cô đơn nơi công sở cũng sẽ khiến bạn phải nộp đơn từ chức. Hãy thử hỏi thăm một đồng nghiệp bạn cho là thân nhất hoặc thẳng thắn trò chuyện với mọi người, tìm ra nguyên nhân và cố gắng khắc phục ngay khi còn có thể.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers