adsads
Lượt Xem 51

Năng lực hoàn tất công việc – Yếu tố quyết định sự thành công

Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay cho biết giữa một ứng viên có trình độ học vấn tốt, nhưng năng lực hoàn tất công việc kém và một ứng viên có trình độ khá, nhưng có khả năng hoàn thành xuất sắc công việc được giao thì họ sẽ ưu tiên và đánh giá cao người có năng lực hoàn thành tốt hơn. Năng lực này không đơn thuần là việc nhân sự hoàn thành các nhiệm vụ được giao, mà còn bao hàm cả việc nhiệm vụ ấy có được thực hiện đúng hạn, xuất sắc hay không. 

Chính vì vậy, để có thể luôn hoàn tất mọi nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, người nhân viên cần phải có cả những kinh nghiệm làm việc thực tế, kỹ năng chuyên môn, khả năng quản lý thời gian tốt và tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, năng lực hoàn tất công việc tốt cho thấy người nhân viên thực sự hiểu rõ công việc của mình và biết cách áp dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết công việc. Đồng thời còn thể hiện khả năng tư duy logic, phân tích, sáng tạo và giải quyết vấn đề thông qua từng đầu việc. 

Những người luôn đảm bảo công việc của mình được hoàn thành tốt còn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ và đáng tin cậy. Họ cũng cho thấy khả năng sắp xếp công việc một cách khoa học và quản lý chặt chẽ khung thời gian của mình. 

Bí quyết giúp bạn luôn hoàn thành công việc hiệu quả

Khả năng hoàn thành công việc sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để bạn được đánh giá thăng chứng, tăng lương hoặc chạm đến những cơ hội tốt hơn. Dưới đây là một vài cách để bạn luôn tập trung vào công việc với hiệu suất làm việc cao nhất. 

Lập kế hoạch chi tiết cho công việc

Việc đầu tiên bạn cần làm mỗi khi nhận nhiệm vụ trong công việc đó là lập kế hoạch cho từng nhiệm vụ riêng, xác định rõ các mục tiêu, thời hạn hoàn thành cho từng đầu mục và các bước thực hiện cụ thể. Bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc dựa trên tầm quan trọng và mức độ khẩn cấp từ cao nhất cho đến thấp nhất. Khi có bản kế hoạch chi tiết, bạn có thể phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc, tránh tình trạng công việc bị dồn đọng hoặc quá tải.  

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, nhận biết sớm những vấn đề hiện phát sinh và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu không rõ cách lên kế hoạch cụ thể, bạn hãy áp dụng những mô hình lập kế hoạch nổi tiếng như mô hình SMART gồm Specific (Các chi tiết cụ thể), Measurable (Các chỉ số đo lường được), Achievable (Kết quả hoặc thành tựu có thể đạt được), Relevant (Các thông tin liên quan) và Time-bound (Thời hạn). 

Ứng dụng AI và tự động hoá

Sự phát triển của AI và các hệ thống tự động hoá chính là nguồn lực hiệu quả giúp bạn tăng năng suất làm việc. Các hệ thống này có thể giúp bạn thực hiện các công việc lặp đi lặp lại một cách nhanh chóng, để từ đó bạn có thời gian và sức lực cho việc sáng tạo và phát triển các ý tưởng mới.

Một số công việc hằng ngày mà bạn có thể dùng AI và các công nghệ để thay thế mình làm đó là: Trả lời email, lập kế hoạch làm việc, phân tích dữ liệu, quản lý tài liệu, v.v. Các phần mềm phổ biến sẽ giúp bạn tối ưu hoá công việc của mình tốt hơn bao gồm:

–  Quản lý dự án: Các công cụ như Trello, Asana, Monday.com, hoặc Microsoft Project với tích hợp AI.

–  Tự động hóa tác vụ: Sử dụng RPA hoặc macro và script trong Excel để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại.

–  Phân tích dữ liệu và ra quyết định: Sử dụng các công cụ như Power BI, Tableau, hoặc Google Analytics với tích hợp AI để phân tích dữ liệu kinh doanh.

–  Quản lý thời gian: Các ứng dụng như Google Calendar, Clockify, RescueTime, hoặc Toggl để theo dõi thời gian làm việc.

–  Quản lý tài liệu: Các công cụ như Google Drive, Dropbox, hoặc Microsoft OneDrive.

Xác định phong cách làm việc phù hợp

Không chỉ cần những kỹ năng và kiến thức để hoàn thành công việc tốt, bạn cũng cần xác định cho mình một phong cách làm việc phù hợp. Hãy tự đặt những câu hỏi sau với bản thân và tìm ra câu trả lời đúng nhất với bạn:

  • Công việc nào trong công ty mà bạn có thể hoàn thành tốt nhất và mang lại giá trị lớn nhất? 
  • Bạn có thể đóng góp điều gì mà người khác không thể hoặc khó có thể làm được?
  • Những công việc nào bạn cảm thấy hào hứng và có động lực nhất khi thực hiện?
  • Thời gian của bạn sẽ sử dụng hiệu quả nhất đối với đầu việc gì?

Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ xác định được những đầu việc mà mình có khả năng thực hiện tốt nhất, đồng thời vạch ra khung thời gian tối ưu để mình có thể tăng năng suất làm việc. Cách này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ phong cách làm việc của bản thân để luôn bám sát với các công việc của mình và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất. 

Nếu bạn có khả năng hoàn thành được càng nhiều việc sếp giao, bạn sẽ càng được cấp trên đánh giá tốt và có cơ hội đạt được những thành tựu mới trong công việc như tăng lương, thăng chức. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn hoàn thành các mục tiêu trong công việc và sớm gặt hái được nhiều kết quả tốt cho sự nghiệp của mình! Đừng quên theo dõi VietnamWorks và HR Insider để cập nhật thêm nhiều bài viết giá trị bạn nhé!

Xem thêm: 31 bước qua 33 bước lại; Lý giải câu nói dân gian có ý nghĩa gì trong sự nghiệp? 

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers