adsads
nhan dien sep kho chieu va cam nang doi pho than thanh 3
Lượt Xem 22 K

 

1. Nắm quyền kiểm soát mọi việc

Những sếp “tồi” thường có xu hướng thích mọi việc đều phải nằm trong tầm kiểm soát của mình. Họ dường như không tin tưởng năng lực của cấp dưới và không hoàn toàn giao trọng trách cho bất kỳ một ai. Đừng im lặng khi bạn đang trong tình huống này. Hãy mạnh dạn lên tiếng chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của bạn với Sếp để cùng nhau giải quyết. Nếu không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng không hài lòng với cách quản lý này, bạn hoàn toàn có cơ sở để yêu cầu sự thay đổi.

 

2. Bảo thủ trong mọi tình huống

Tiêu chí của Sếp là Sếp luôn đúng, nếu Sếp sai, hãy xem lại điều trước đó!

Điều này chỉ thể hiện sự cố chấp và không tự tin của họ. Nếu gặp phải dạng “Sếp” bảo thủ như thế, hãy cố gắng tìm được bằng chứng cụ thể để Sếp có thể nhìn ra lỗi sai của mình, và giải thích khôn khéo với Sếp thay vì chỉ là những lời phản ánh suông.

 

3. Thiên vị thiếu công bằng

Sếp thường giao nhiệm vụ cho nhân viên A nhiều hơn? Sếp ưu ái nhân viên B và luôn khen thưởng nhân viên B trong mọi cuộc họp dù kết quả hoạt động chẳng mấy khả quan? Nếu các đồng nghiệp khác cũng có cùng nhận định như bạn, hãy trực tiếp phản ánh vấn đề này trong những buổi họp hàng tháng. Khi đứng trước tập thể, Sếp buộc lòng nhất định sẽ cho bạn một câu trả lời thích đáng.

 

 

4. Tầm nhìn hạn hẹp

Những chiến lược, dự án Sếp đưa ra thường chỉ mang tính chất ngắn hạn và nhất thời. Đây là dấu hiệu của kiểu Sếp chỉ thấy điều trước mắt, chứ không có định hướng phát triển lâu dài. Hãy kịp thời phát hiện ra điều này ngay khi dự án vừa mới triển khai để có thể cùng các đồng nghiệp đề xuất phương hướng phù hợp hơn với Sếp. Nếu bạn muốn kế hoạch mang tính thuyết phục hơn, hãy lưu ý trình bày mọi vấn đề một cách rành mạch và xác thực nhất để Sếp xiêu lòng nhé.

 

5. Không chú trọng phát triển cấp dưới

Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn quan tâm đến vấn đề phát triển con người. Nhưng nếu Sếp của bạn chỉ nhìn vào kết quả mà bỏ qua những nhân tố làm nên thành quả đó, hãy chủ động đúc kết kinh nghiệm và tự học hỏi để rèn luyện bản thân. Nếu Sếp vẫn phớt lờ bạn sau bao lần đề cập đến việc tổ chức các khóa huấn luyện, kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể tự đăng ký một lớp học hoặc trao đổi với các đồng nghiệp khác để nâng cao năng lực của chính mình.

 

6. Thường xuyên đổ lỗi cho cấp dưới

Việc thành thì Sếp hưởng, việc bại thì nhân viên “gánh” thay!

Đây hoàn toàn không phải là hình mẫu Sếp lí tưởng bạn có thể tin cậy. Tuy nhiên, nếu lỡ gặp phải kiểu Sếp như thế này, bạn hãy cố gắng hạn chế tối đa trong việc mắc phải sai lầm. Ngoài ra, khi kết quả công việc không như mong muốn, hãy đặt ngay vấn đề trước khi Sếp tìm cớ bắt lỗi bạn, phân tích đúng sai và đưa ra biện pháp khắc phục sẽ hiệu quả hơn việc đổ lỗi lẫn nhau.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Bài Viết Liên Quan

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers