Không ít chuyên gia “săn đầu người” – tìm kiếm, môi giới tuyển dụng nhân sự – từng khẳng định: Nhân sự cấp cao dù chỉ chiếm không quá 10% số nhân lực nhưng đem về hơn 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thế nhưng làm thế nào để tìm được nhân sự cấp cao, nói cách khác, nhận diện nhân tài giữa đám đông, là điều không hề dễ dàng với chuyên gia “săn đầu người”, doanh nghiệp đang thiếu “chất xám”, thậm chí cả doanh nghiệp đang sở hữu nhân lực cấp cao, để ngọc lẫn trong đá.
Tại một cuộc tọa đàm về quản trị nhân sự, một chuyên gia đưa ra hai tiêu chí nhân diện nhân lực cấp cao trong doanh nghiệp và ngoài đời.
Đam mê công việc
Họ coi doanh nghiệp là “bến đỗ”, là nơi có tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp gắn với mục tiêu phát triển cá nhân chứ không phải nơi đáp ứng các lợi ích nhất thời của bản thân. Họ có một vùng trời riêng để phát huy tối đa sở trường, đam mê, hết mình với công việc.
Xác lập đẳng cấp
Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng hiện diện ở những vị trí đắc địa nhất, danh giá nhất, xứng tầm đẳng cấp. Nhân sự cấp cao cũng vậy, họ thường xuất hiện ở các bữa tiệc, sự kiện gặp gỡ lớn nhỏ…nhằm thể hiện mình là ai. Ngày nay, lỗi nghĩ “hữu xạ tự nhiên hương” , không cần đánh bóng tên tuổi đã lỗi thời, cần đưa vào bảo tàng. Trong thời đại số, “gương mặt đẹp” trên thế giới ảo lắm khi được khuếch tán nhiều hơn so với ngoài đời thật. Tham gia mạng xã hội chuyên biệt với một danh thiếp “mềm” – tiểu sử sơ lược không quá khoa trương, cập nhật một bản lý lịch trích ngang đầy đủ – chính là cách khẳng định một sự thật ngầm hiểu họ thuộc cộng đồng nhân sự cấp cao.
Dĩ nhiên, nhận diện là một chuyện, còn thử thách để biết rõ cao – thấp, sử dụng đúng lại là câu chuyện khác.
Theo Minh Hạnh – Báo Công Thương
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.