Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

“Appreciation Letters” - lời công nhận tinh tế dành cho nhân viên

Trên hành trình phát triển và thành công của một doanh nghiệp, nhân viên không chỉ là những người lao động, mà còn là những tài nguyên quý giá, là viên gạch xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững. Môi trường làm việc hiện nay, nơi mà đòi hỏi về hiệu suất và thành công ngày càng cao, việc tạo ra một văn hóa công ty tích cực và động viên nhân viên là vô cùng quan trọng.

Xây dựng "EAP": giải pháp đồng hành cùng "sức khỏe tinh thần" của nhân viên

Trong thế giới hiện đại đầy rẫy những áp lực và căng thẳng, sức khỏe tinh thần của nhân viên đang trở thành một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ người mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc của nhân viên, dẫn đến giảm năng suất, tăng tỷ lệ nghỉ việc, thậm chí là tai nạn lao động.

Phải đưa ra các quyết định "khó khăn" trong công việc, nhà quản lý cần lưu ý gì?

Trong thời đại VUCA, khi sức khỏe tinh thần của nhân viên bị ảnh hưởng nặng nề, người quản lý, người lãnh đạo cần cân nhắc kỹ càng, sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh khi đưa ra các quyết định khó khăn trong công việc.

Doanh nghiệp cần biết gì về "Ageism"?

Ageism - thuật ngữ chỉ sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác - đang ngày càng trở nên phổ biến trong môi trường công sở. Hậu quả của Ageism không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến hình ảnh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc hiểu rõ về Ageism và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

adsads

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc cắt giảm nhân sự là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, Tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên còn ở lại, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh môi trường làm việc đang chuyển đổi mạnh mẽ, việc tìm kiếm những nhân tài phù hợp đóng vai trò then chốt cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến cả cách thức hoạt động của doanh nghiệp lẫn người lao động. Do đó, việc đặt ra những câu hỏi phỏng vấn đúng và phù hợp là yếu tố then chốt để thu hút những ứng viên xuất sắc cho kỷ nguyên làm việc mới.

Trong thời đại Công nghệ 4.0, việc ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (A.I) vào quản lý và phát triển nhân sự đang trở thành xu hướng không thể phủ nhận. A.I không chỉ giúp tổ chức tối ưu hóa hiệu suất làm việc mà còn mang đến giải pháp cá nhân hóa hành trình phát triển cho từng nhân viên. Cùng tìm hiểu các bí quyết và tận dụng A.I để biến nó trở thành “công cụ đắc lực” trong hành trình nuôi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp.

Trong hành trình phát triển hơn 21 năm của VietnamWorks, chúng tôi luôn tự hào khi được cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho hơn 60 ngàn doanh nghiệp từ các Tập đoàn đa quốc gia cũng như các công ty lớn, vừa và nhỏ của Việt Nam. Với mong muốn luôn mang đến những sản phẩm dịch vụ chất lượng cùng sự tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, VietnamWorks ra mắt kênh truyền thông VietnamWorks for business trên Zalo OA - một kênh truyền thông để mới để tương tác với Nhà Tuyển Dụng.

Bạn có biết không, trong thế giới hiện đại, sự phát triển nghề nghiệp không còn là một hành trình thẳng và đơn điệu nữa, mà thay vào đó, nó trở thành một chiếc đường cong linh hoạt? Để đạt được sự tiến bộ trong sự nghiệp, bạn không nhất thiết phải leo lên những bậc thang cao hơn, mà thậm chí, bạn có thể chọn di chuyển qua các hướng phát triển khác nhau. Bạn đã từng nghe đến một khái niệm mới về lộ trình thăng tiến nghề nghiệp mà những chuyên gia quản lý nhân sự cần phải hiểu rõ chưa? Đó chính là "Career Lattice" - một lối đi phát triển sự nghiệp độc đáo mà HR cần nắm vững.

adsads

Khi nói đến việc tạo dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng đáng nhớ, hãy tưởng tượng nó như một bức tranh sống động về nơi làm việc của bạn, một bức tranh mà mỗi nét vẽ đều thể hiện sự chân thành và mục tiêu cao cả.

Nhân viên là tài sản quý giá nhất của bất kỳ tổ chức nào. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhân viên sẽ quyết định thôi việc. Khi đó, việc thực hiện quy trình Offboarding hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, việc gửi góp ý cho ứng viên không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một cơ hội để xây dựng mối quan hệ tích cực và chăm sóc nhân viên tiềm năng của công ty. Tuy nhiên, để góp ý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, các nhà tuyển dụng cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng. Cùng VietnamWorks tìm hiểu một số điều và bước tiếp theo cần lưu ý khi gửi góp ý cho ứng viên sau cuộc phỏng vấn dành cho HR.

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đa dạng nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân, việc xây dựng một chương trình phát triển nhân viên hiệu quả đang trở thành thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Spotify, một trong những công ty sáng tạo hàng đầu thế giới, đang chứng minh rằng câu trả lời có thể nằm ở cách tiếp cận độc đáo của họ trong việc phát triển nhân sự.

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng các công nghệ và phương pháp đánh giá hiệu quả nhằm tìm ra ứng viên xuất sắc nhất cho tổ chức của mình. Một trong những công cụ quan trọng nhất trong quá trình này là "Bài kiểm tra năng lực", một phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá kỹ năng, năng lực và tiềm năng của ứng viên. Dưới đây là một số công ty hàng đầu mà đã và đang đi đầu trong việc áp dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài:

Trong một thị trường lao động cạnh tranh, việc giữ chân nhân tài là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi công ty. Tỷ lệ "Turnover Rate" thấp không chỉ giúp tạo nên sự ổn định và hiệu suất trong tổ chức mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Vậy làm thế nào để các công ty có thể đạt được điều này? Dưới đây là 3 bí quyết giúp các công ty có tỷ lệ "Turnover Rate" thấp giữ chân nhân tài

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers