Nhà tuyển dụng suy nghĩ gì nếu thấy CV xin việc của bạn nhảy việc liên tục?
Xu hướng Gen Z “cuồng” nhảy việc liên tục
Theo kết quả nghiên cứu năm 2022 từ LinkedIn, số người sử dụng LinkedIn tại Mỹ đã thay đổi công việc tăng gần 40% vào năm 2021. Trong đó, Gen Z chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Vậy TOP những lý do khiến Gen Z nghỉ việc nhiều nhất là gì? Theo nhiều khảo sát, đó là vì mong muốn mức lương cao hơn ở công ty mới. Hoặc vì ở công ty cũ không có cơ hội phát triển sự nghiệp. Vì không phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa công ty. Vì công việc quá nhàm chán, vì tự ái khi bị Sếp la… Thậm chí lý do đơn giản chỉ là vì Gen Z thích nhảy việc.
Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều bạn trẻ có xu hướng nhảy việc liên tục chỉ trong một thời gian ngắn. Vậy điều này có gây tác động tiêu cực nào đến quá trình tìm việc của các bạn ấy không?
Nhà tuyển dụng nghĩ gì nếu thấy CV bạn nhảy việc liên tục?
Sự thiếu gắn bó ở ứng viên “cuồng” nhảy việc
Nhà tuyển dụng (NTD) nào cũng mong muốn tuyển được nhân viên muốn làm việc gắn bó lâu dài với công ty. Nếu trong CV thể hiện bạn chỉ làm ở mỗi công ty tầm vài tháng lại nghỉ, thì nguy cơ này dễ lặp lại khi NTD tuyển bạn vào làm việc. Bạn chỉ vào làm vài tháng rồi nghỉ sẽ khiến công ty vừa tốn chi phí và thời gian đào tạo, vừa ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển chung của cả tập thể…
Sự thiếu kiên trì ở ứng viên nhảy việc liên tục
NTD sẽ nghĩ bạn là người dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong công việc. Chỉ cần gặp chút áp lực, thử thách là bạn lại nghỉ việc. Công ty cần tìm nhân viên có thể chịu được áp lực, cũng như đủ khả năng vượt qua khó khăn trong công việc. Chứ không phải một người thiếu kiên trì và dễ dàng bỏ cuộc.
Năng lực làm việc kém
Nhảy việc liên tục có thể khiến bạn bị NTD đánh giá nhầm là năng lực làm việc kém. Vì năng lực kém nên không thể làm tốt công việc được giao. Dẫn đến bạn bị Sếp la nên tự ái, hoặc chán nản tự nghỉ việc, thậm chí là bị sa thải… Và tất nhiên là không NTD nào muốn nhận một nhân viên có năng lực kém vào công ty làm việc cả, đúng không nào?
Cách trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi “Vì sao em nhảy việc liên tục?”
Đầu tiên, hãy thành thật kể lại câu chuyện của bạn. Lưu ý chọn lý do hợp tình hợp lý bạn nhé. Chẳng hạn: “Ở công ty cũ em không học hỏi được nhiều điều mới, công việc cũng không có nhiều thử thách để em phát huy và nâng cao năng lực. Vậy nên em muốn tìm môi trường làm việc mới có thể tạo nhiều cơ hội giúp em phát triển sự nghiệp hơn…”. Hoặc “Mặc dù rất thích công việc cũ nhưng tiếc là em không phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa công ty cũ ạ…”
Xem thêm: Hướng dẫn kinh nghiệm nghỉ việc “tận tâm”: Từ ý tưởng đến cách triển khai
Biến nhảy việc thành một lợi thế như có kinh nghiệm dày đặc hơn, xây dựng nhiều mối quan hệ hơn… Đừng quên tạo sự tin tưởng với nhà tuyển dụng về sự gắn bó lâu dài của bạn với công ty. Ví dụ: “Em đã tìm hiểu kỹ về công ty anh chị trước khi đến đây phỏng vấn. Em nhận thấy nếu được làm việc ở công ty mình, em có thể phát huy tối đa năng lực và học hỏi được nhiều điều. Em cũng rất thích và cảm thấy phù hợp với môi trường làm việc ở đây ạ. Em sẽ cố gắng làm việc và gắn bó lâu dài cùng công ty…”
Cập nhật các cơ hội việc làm tại khu vực tiềm năng đăng tải tại VietnamWorks!
Lời khuyên cho bạn trẻ “cuồng” nhảy việc
Nhảy việc liên tục khiến bạn bị đánh giá thấp trong mắt NTD. Vậy nên với các bạn trẻ hay nhảy việc dù với bất kỳ lý do nào, cần lưu ý những điều sau nhé.
Trước tiên, hãy xác định xem bản thân thích gì và giỏi gì. Có như vậy mới tìm được công việc phù hợp nhất với năng lực và tính cách của mình. Nhớ liệt kê ra những yếu tố của một công ty khiến bạn muốn gắn bó lâu dài.
Chọn lựa kỹ lưỡng công việc và công ty phù hợp nhất rồi mới nhận việc. Nếu bạn là người năng động, dễ nhàm chán, có tham vọng lớn… thì từ đầu hãy chọn công việc thú vị và công ty có tiềm năng thăng tiến cao để làm. Tránh trường hợp chỉ làm vài tháng lại “nhảy” bạn nhé.
Đặc biệt, trước khi nhảy việc bạn cần cân nhắc thật kỹ. Liệu chuyển sang công việc mới mình có làm tốt hơn công việc hiện tại không? Tìm hiểu kỹ xem công việc mới có thực sự phù hợp với năng lực và tính cách của bạn không? Công việc mới và môi trường làm việc mới có giúp bản thân phát triển hơn không?… Hãy để sau mỗi cú nhảy là mỗi cú bật trong sự nghiệp bạn nhé.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được nhà tuyển dụng suy nghĩ gì nếu thấy CV của bạn nhảy việc liên tục rồi đấy. Đừng để điều này khiến bản thân bị đánh giá thấp trong mắt NTD, ảnh hưởng đến cơ hội tìm được một công việc tốt. Chúc các bạn trẻ sớm tìm được công việc ưng ý trong một công ty phù hợp để có thể gắn bó lâu dài nhé!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Tuy nhiên, việc có nhiều kinh nghiệm tại các công ty khác nhau cũng có thể được xem là lợi thế nếu bạn biết cách trình bày. Ví dụ, việc làm tại việc làm Thế Giới Di Động hay việc làm Bình Dương, tuyển dụng Đà Nẵng có thể cho thấy bạn đã tích lũy được nhiều kỹ năng quý giá. Đặc biệt nếu bạn đang tìm việc làm tại TPHCM hoặc việc làm Ninh Thuận, cách bạn giải thích sự chuyển đổi công việc liên tục sẽ quyết định ấn tượng của nhà tuyển dụng.
Tóm lại, việc quản lý và trình bày kinh nghiệm nhảy việc là rất quan trọng để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và động lực của bạn.
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.