adsads
Thiết kế không tên 42 1
Lượt Xem 20 K

Cũng quan trọng như phỏng vấn tuyển dụng nhưng phỏng vấn thôi việc thường không được chú trọng trong nhiều tổ chức. Song song với việc chuẩn bị tìm người thay thế, nhà tuyển dụng (hay nhà lãnh đạo) nên dành thời gian để có một buổi trao đổi với nhân viên trước khi họ ra đi. Đây là bước quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ gắn kết và giữ chân nhân tài của tổ chức.

Bắt đầu từ thái độ thấu hiểu kết hợp 6 câu hỏi phỏng vấn dưới đây, bạn sẽ có được những thông tin phản hồi quý giá từ nhân viên.

 

1. Điều gì đã khiến anh/em bắt đầu tìm kiếm (tiếp nhận) cơ hội việc làm mới?

Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhân viên dễ dàng chia sẻ lý do thực sự “Vì sao tôi thôi việc?”. Không phải ai cũng sẵn sàng nói ra điều thầm kín này, vì vậy cách hỏi khéo léo và thông minh sẽ giúp tiết lộ nhiều thông tin. Đó có thể là nguyên nhân gốc rễ khiến nhân viên không còn gắn kết với tổ chức và bắt đầu tìm kiếm môi trường mới.

Nếu nhân viên không ngại chia sẻ rằng họ đã nhận một lời mời làm việc khác, hãy hỏi câu tiếp theo:

 

2. Điều gì quan trọng nhất khiến anh/em nhận lời mời làm việc ở đó?

Câu hỏi này giúp bạn so sánh những điểm mạnh/lợi thế tuyển dụng của công ty mình so với tổ chức khác. Nếu nhân viên trả lời rằng vì các cơ hội phát triển sự nghiệp ở đó, đã đến lúc bạn nên có một chiến lược rõ ràng hơn về con đường thăng tiến cho nhân viên tại công ty mình.

 

3. Công ty có trang bị đủ điều kiện để anh/em làm việc tốt nhất khả năng không?

Câu hỏi này giúp bạn biết làm thế nào để giữ chân người sẽ thay thế vị trí này. Hãy chuẩn bị cho những phàn nàn về điều kiện vật chất, kỹ thuật, văn phòng phẩm,…để từ đó tìm phương án cải thiện hoặc ít nhất giảm bớt những yếu tố phụ nhưng có thể tránh.

 

4. Anh/Em mô tả văn hóa của công ty chúng ta như thế nào?

Văn hóa làm việc hay môi trường tổ chức là yếu tố quan trọng tạo sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. Các nhà tuyển dụng cũng đừng quên câu hỏi này trong phỏng vấn thôi việc với bất kỳ nhân viên nào. Bằng cách theo dõi các câu trả lời, bạn nhận diện được đâu là cảm nhận thực sự của nhân viên về văn hóa mà tổ chức xây dựng, cũng như loại bỏ được những trường hợp do nhân viên quá nhạy cảm hoặc có suy nghĩ tiêu cực.

 

5. Anh/Em sẽ giới thiệu (đề xuất) cơ hội nghề nghiệp tại công ty với bạn bè chứ? Vì sao?

Nếu câu hỏi 2 tiết lộ điểm mạnh của các tổ chức khác thì câu hỏi này giúp bạn xác định được đâu là yếu tố thu hút và giữ chân nhân viên của công ty mình. Có nhiều lý do khiến những chính sách quyền lợi mà công ty đang nỗ lực xây dựng không tạo được sự hứng thú và quan tâm của nhân viên. Đơn giản vì họ không thấy được lợi ích từ đó, hoặc họ chưa hiểu được chúng. Lúc này, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân thực sự vấn đề để cải thiện chúng.

 

6. Nếu anh/em có thể thay đổi một điều gì đó ở công việc hay công ty chúng ta, anh/em sẽ thay đổi điều gì?

Các nhà tuyển dụng sẽ nhận được rất nhiều thông tin quý giá từ đây. Câu hỏi phỏng vấn này tiếp sức cho câu hỏi 1 với mục đích tiết lộ lý do lớn nhất thực sự khiến nhân viên ra đi. Cách hỏi lời khuyên giúp nhân viên cảm thấy mình được đánh giá cao và công ty quan tâm đến ý kiến của họ. Tâm lý này khiến họ dễ dàng chia sẻ chân thành và sâu sắc hơn.

— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers