• .
adsads
243 1
Lượt Xem 2 K

Bạn là nhà tuyển dụng và muốn tìm ứng viên phù hợp nhất cho công ty? Bạn có đang bị “choáng ngợp” bởi ứng viên nhưng lại chưa cảm thấy người đó thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng? Nếu bạn đã từng trải qua trường hợp tìm thấy một ứng viên không phù hợp và trải qua những quy trình tuyển dụng không mấy vui vẻ thì bạn sẽ cảm thấy e ngại và đề phòng khi tuyển dụng 1 nhân viên mới. Hãy nhớ rằng bạn luôn cần đầu tư thời gian và công sức để tìm được ứng viên phù hợp. Và để đầu tư một cách hiệu quả nhất thì rất có thể bạn cần biết đến những “bí kíp” sau đây.

1. Xác định rõ những tố chất bạn cần ở ứng viên trước khi phỏng vấn

Hãy làm 1 checklist gồm 4 yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên của mình sở hữu. 4 yêu cầu này phải thực sự rõ ràng và liên quan mật thiết đến công việc. Việc xác định ra các tố chất cốt lõi sẽ đóng vai trò như là “phễu lọc” để bạn loại bỏ những ứng viên không phù hợp.

Ví dụ, nếu bạn cần tuyển 1 giáo viên tiểu học thì 4 yêu cầu cần thiết sẽ là:

  • Bằng cử nhân sư phạm
  • Khả năng kiểm soát lớp học
  • Tính kiên nhẫn
  • Khả năng truyền đạt

2. Nói không với những dạng câu hỏi lựa chọn “Có – Không”

Sai lầm phổ biến ở các cuộc phỏng vấn hiện nay là sử dụng quá nhiều các câu hỏi dạng lựa chọn có hoặc không. Đừng đưa cho ứng viên câu hỏi có gợi ý sẵn các đáp án. Nếu bạn muốn khám phá ứng viên của mình, hãy cho họ những câu hỏi mở.

Nhà tuyển dụng cần nắm những bí quyết sau để tìm ứng viên phù hợp

Nhà tuyển dụng có thể tận dụng những câu hỏi mở để kiểm tra khả năng xử lý tình huống của các ứng viên khi làm việc.

Gợi ý các câu hỏi có thể sử dụng khi phỏng vấn:

  • Hãy kể lại cho tôi nghe về 1 lần bạn xích mích với đồng nghiệp và kết quả?
  • Hãy kể về một lần bạn thất bại khi làm 1 dự án và cách vượt qua nó?
  • Hãy kể về thành tựu đáng tự hào nhất trong công việc của bạn?

3. Chú ý đến ngôn ngữ hình thể

Khi ứng viên trả lời những câu hỏi phỏng vấn, hãy đồng thời chú ý đến ngôn ngữ hình thể của họ. Cụ thể bạn cần lưu tâm rằng ứng viên có đang nhìn thẳng vào mắt bạn hay hướng ánh nhìn lên cao hoặc xuống thấp hơn? Ứng viên có đang run?…. – Những yếu tố này chưa thể quyết định liệu ứng viên đó là tốt hay xấu nhưng nó có thể là một cơ sở tin cậy để bạn đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.

Ví dụ: bạn chắc chắn sẽ không muốn thuê một luật sư luôn cúi gằm mặt khi nói chuyện hay một nhân viên quan hệ khách hàng có một giọng nói run lẩy bẩy…

4. Dùng văn bản để diễn đạt văn hóa công ty

Nếu bạn không thể dùng văn bản rõ ràng để miêu tả về văn hóa công ty thì sẽ rất khó cho một ứng viên xa lạ có thể hiểu về nó. Vì vậy, hãy dành thời gian để viết và xác định rõ về văn hóa công ty. Hãy chắc chắn rằng bạn có những định hướng về văn hóa công ty trong buổi phỏng vấn và hãy chú ý những phản ứng của ứng viên về nền văn hóa được bạn giới thiệu.

5. Lọc ứng viên bằng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại

Đừng tự phí thời gian bằng cách phỏng vấn tất cả các ứng viên có hồ sơ “nhìn thấy ổn”! Có rất nhiều ứng viên có CV đẹp, cover letter ấn tượng nhưng đến khi bạn thực sự nói chuyện thì mới phát hiện ứng viên có bộ hồ sơ hoàn hảo đó không thực sự phù hợp với tổ chức của mình.

Nhà tuyển dụng cần nắm những bí quyết sau để tìm ứng viên phù hợp

Vì vậy, để các nhà tuyển dụng không lãng phí thời gian và công sức cho các cuộc phỏng vấn tại văn phòng, hãy tổ chức những cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại. Cách làm này có thể cho nhà tuyển dụng biết về phong cách ăn nói, thái độ và sự quan tâm của ứng viên cho công việc.

Sau cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn sẽ sàng lọc được những ứng viên tiềm năng và phù hợp cho công việc. Lúc này hãy lên kế hoạch phỏng vấn chi tiết để hiểu rõ về họ hơn.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Việc làm giao hàng Việc làm Nhà Bè Việc làm online tại nhà TP.HCM
Việc làm phổ thông Việc làm Quận 10 Việc làm thêm

6. Hãy để các thành viên trong team được phỏng vấn người mới

Thực ra, Trưởng phòng nhân sự không nên là người duy nhất được phỏng vấn ứng viên. Các thành viên trong team cũng nên được tham gia một phần để xem xét liệu ứng viên có phù hợp để là một thành viên mới và gắn bó lâu dài với team hay không.

Hãy nhớ rằng tiêu chí “phù hợp” là một trong những tiêu chí quan trọng  nhất trong quy trình tuyển dụng. Đúng là bạn cần một ứng viên tài năng nhưng nếu họ không phù hợp với môi trường làm việc thì tài năng sẽ không được phát huy.

7. Ghi nhận phản hồi

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, hãy yêu cầu các đồng nghiệp điền vào một bản khảo sát ngắn đánh giá ứng viên và cho những ý kiến cá nhân. Đồng nghiệp của bạn thích/không thích gì về ứng viên? Ứng cử viên nào ấn tượng nhất? Những người có thể hoàn thành công việc tốt nhất? Ai có thái độ tốt nhất, thái độ làm việc nhóm, v.v … Các câu hỏi trong khảo sát của bạn có thể được xác định bởi các năng lực cốt lõi mà bạn đang tìm kiếm ở một nhân viên mới cho nhóm của bạn.

Nhà tuyển dụng cần nắm những bí quyết sau để tìm ứng viên phù hợp

Sau khi phỏng vấn tất cả các ứng cử viên, hãy để nhân viên của bạn đánh giá tổng thể về các ứng viên đó. Điều này sẽ mang lại thêm một cơ sở để lựa chọn ứng viên phù hợp.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers