adsads
shutterstock 604204226
Lượt Xem 3 K

Bạn có biết khi trở thành một người giao tiếp với sự cảm thông đồng nghĩa rằng bạn có nhận thức tốt về ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng.

Không có quá trình đào tạo nào có thể giúp nhà quản lý biết trước được những thách thức trong công việc, đặc biệt khi phải làm việc từ xa trong thời kỳ cao điểm của đại dịch. Hầu hết mọi người đều cảm thấy chán nản vì thiếu kết nối xã hội, tình trạng sức khỏe đôi khi trở nên trầm trọng hơn. Sự mệt mỏi dường như lấn chiếm ranh giới mờ nhạt giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Đã có không ít nhà quản lý cảm thấy bị kiệt sức và bị cô lập dù đã cố gắng khai thác các kênh giao tiếp khác nhau. Nhưng dường như trong thời gian này, điều mà cả quản lý và nhân viên cần nhất không còn là sự giao tiếp đơn thuần nữa, mà họ đang mong muốn tìm được sự đồng cảm.

Thể hiện sự đồng cảm không giống như cởi bỏ mặt nạ khi chúng ta đã về đến nhà. Ở cương vị là một người quản lí, họ đang dẫn dắt quá trình chuyển đổi trở lại văn phòng do đó việc thể hiện được sự đồng cảm, có thể giúp nhân viên bớt căng thẳng hơn. Biết đâu mọi người sẽ gắn kết hơn và tìm lại được niềm vui trong công việc nhanh chóng.

48% chuyên gia đồng ý rằng giao tiếp đã thay đổi kể từ đại dịch. 40% cảm thấy cần phải giao tiếp “chuyên nghiệp hơn” trong công việc do COVID-19. Một cuộc trò chuyện mang đầy sự cảm thông sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn.

Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Mặc dù giao tiếp toàn diện là điều cần thiết trong cả môi trường cá nhân và chuyên nghiệp, nói thì dễ hơn làm. Để bắt đầu kết hợp sự đồng cảm vào sự tương tác hàng ngày của bạn, hãy đọc ba cụm từ đơn giản dưới đây nhé.

Cụm 1: Tôi đánh giá cao những gì bạn đã nói / làm…

Khi điều gì đó được hoàn thành tốt, bạn nên thể hiện cử chỉ tử tế để đáp lại công sức nhân viên mình đã bỏ ra. Đây là cách tạo nền tảng tốt đẹp cho mối quan hệ giữa bạn và nhân viên dựa trên cuộc nói chuyện chuyên nghiệp và đầy sự cảm thông. Khi sử dụng cụm này, đồng nghĩa rằng bạn luôn dành thời gian quan sát quá trình làm việc và cống hiến của nhân viên.

Cụm 2: Tôi xin lỗi vì tôi đã hiểu sai những gì bạn nói. 

Không một ai trong chúng ta là hoàn hảo. Đôi khi nói hoặc hiểu sai điều gì đó sẽ có thể gây hại hoặc làm gián đoạn cuộc trò chuyện của sếp và nhân viên.

Hãy chữa cháy ngày bằng cụm từ này nhằm tạo cơ hội để sửa chữa và tiếp tục xây dựng lòng tin. Đây chính là mấu chốt của sự đồng cảm. Trong môi trường làm việc, thừa nhận rằng một sự hiểu lầm đã xảy ra có thể làm giảm cảm giác thù địch và có thể giúp mọi người cảm thấy  thoải mái hơn khi yêu cầu hỗ trợ về chuyên môn và sức khỏe tinh thần.

Cụm 3: Những gì tôi nghe bạn nói là…Tôi hiểu đúng không?

Tóm tắt là một cách hiệu quả để giúp bạn xử lý thông tin bạn vừa nhận, đồng thời giúp người khác cảm thấy được lắng nghe bằng cách chia sẻ về những điều mà bạn suy nghĩ. Cụm này là cách để mở đường cho một cuộc nói chuyện có chiều sâu hơn, nhưng không phải ai cũng biết.

TRÁNH NÓI NHỮNG ĐIỀU NÀY

Tôi hiểu cảm giác của bạn.

Điều này nghe có vẻ giống như một phản ứng đồng cảm cuối cùng, nhưng hãy lưu ý đến việc xác định rằng liệu bạn có đang đồng ý và hiểu hết những thông điệp mà người kia truyền tải hay không.

Điều này làm tôi nhớ lại thời gian…

Liên hệ với kinh nghiệm của bản thân có vẻ là một cách tốt để thể hiện sự ủng hộ, nhưng hãy cảnh giác tập trung cuộc trò chuyện vào bản thân khi ai đó đang bị tổn thương hoặc nói về một chủ đề khó. Thực hiện phương pháp lắng nghe tích cực có lẽ là một lựa chọn tốt hơn trong những tình huống này.

Bạn sẽ ổn thôi / Bạn sẽ vượt qua được / Mọi chuyện sẽ ổn thỏa

Chuyển sang một suy nghĩ tích cực hơn có thể có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng những cụm từ này có thể gây khó chịu ở một mức độ nào đó. Hầu hết mọi người đã biết ở mức độ lý trí rằng họ sẽ ổn nhưng đang tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần nhiều hơn ở hiện tại và ngay bây giờ.

Tóm lại, sự đồng cảm và giao tiếp có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của tất cả nhân viên. Giao tiếp cảm thông, dù là giữa người quản lý và nhân viên, chúng ta nên lắng nghe như cách chúng ta đang trò chuyện với một người bạn, người thân trong gia đình. Chắc chắn rằng cuộc nói chuyện này phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và không bị ảnh hưởng bởi sự cảm tính.

Lời nói đi kèm với sự cảm thông luôn là điều cần thiết tại môi trường làm việc. Hãy sử dụng điều này để tạo ra một môi trường lành mạnh và mọi người đều có thể tin vào cái được gọi là “tình đồng nghiệp”.

>>> Xem thêm: Khôn khéo mới có thể đối phó với nhân viên tiêu cực

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers