adsads
shutterstock 1975812860
Lượt Xem 2 K

Ngay cả khi vắc-xin được phổ biến rộng rãi hơn, thì sự ảnh hưởng lên tâm lý của nhà quản lý và nhân viên bạn sẽ cần nhiều thời gian để được chữa lành. Nhân viên của bạn vẫn đang cảm thấy lo lắng hoặc chán nản bởi đại dịch. 

Báo cáo gần đây cho thấy  47% người trưởng thành tiếp tục bị các tác động tiêu cực đến sức khoẻ tâm thần liên quan đến lo lắng và căng thẳng từ đại dịch.

Khi các nhà lãnh đạo lập kế hoạch cho tương lai doanh nghiệp của họ, việc hiểu rõ nhân viên đang ở tình trạng nào và đại dịch ảnh hưởng thế nào đến họ là điều quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý nếu nhân của bạn đang phải vật lộn với việc quay trở lại văn phòng.

An toàn và sức khỏe cá nhân là điều tối quan trọng

Không thể phủ nhận rằng các vấn đề về con người, sức khỏe và an toàn là ưu tiên số 1, vì vậy ban lãnh đạo nên có sự quan tâm đặc biệt đối với nhân viên của mình.

Đi đôi với sự ưu tiên và quan tâm sức khỏe của nhân viên chính là cách thể hiện sao cho tinh tế. Thay vào văn hóa bắt tay nhau là gì ở hậu Covid-19? Các chính sách mới cho kỳ nghỉ là gì? Khi mọi người đến văn phòng làm việc họ có nên ngồi giãn cách với nhau hay không? Hầu hết mọi người đều chú ý và đề phòng dịch bệnh có thể lây lan lại. Đưa ra các biện pháp phòng ngừa, thông báo kịp thời các chỉ thị đến nhân viên để mọi người đảm bảo an toàn. 

Đưa ra phương hướng tối ưu cho nhân viên

Hỏi thăm một cách thoải mái

Với cương vị là cấp trên, đôi khi bạn sẽ không hiểu được cảm giác mà tất cả nhân viên đã trải qua sau đại dịch. Tuy nhiên, hãy là người mở lời trước với nhân viên, thể hiện sự quan tâm ưu ái dành cho họ.

Không một nhà lãnh đạo nào lại thờ ơ trước những nỗi lo lắng của nhân viên mình. Nhân viên chính là động lực, là người mang lại kết quả, và giúp công ty bạn có một bước tiến như ngày hôm nay. Chính vì vậy, hãy hỏi han và xem họ đang muốn được giúp đỡ như thế nào, có cách gì để họ làm việc tốt hơn. 

Chắc chắn rằng một nhân viên khi nghe đến điều này họ sẽ không ngừng cảm ơn sự quan tâm đặc biệt từ bạn. Và đó là sự chân thành, chính vì vậy sẽ không có yêu cầu nào quá cao đối với bạn đâu. 

Cho phép nhân viên hoạt động bình thường

Nhân viên có thể quen với việc làm việc từ xa trong những tháng vừa qua, và họ bị ngợp khi quay trở lại văn phòng. Cách tốt nhất để họ thích nghi nhanh hơn đó là không quá gây áp lực về KPI và hiệu quả gấp. Điều này sẽ được thực hiện sau một tuần họ có một tinh thần thoải mái hơn trong quá trình làm việc. 

Họp tổng bộ và lên kế hoạch

Các cuộc họp bất tận và danh sách cả khối công việc cần làm khiến bất kỳ ai cũng rơi vào căng thẳng và khiến nhân viên bất ổn định. Đặc biệt là những thành viên đã trải qua những đòn tâm lý nặng. Chính vì vậy hãy ngồi lại với nhân viên, dù là cấp nhỏ nhất, hãy lên kế hoạch hành động cẩn thận và giao nhiệm vụ cho họ, nhẹ nhàng nhưng cũng động viên để họ được thoải mái hơn. Đặc biệt hơn là nhân viên cũng biết được kế hoạch tổng thể và họ cũng sẽ không quá áp lực. 

Sắp xếp công việc

Biết rằng lãnh đạo là người dẫn đầu trong doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thực có gặp bất trắc, hãy quay lại hỏi liệu lãnh đạo đã đi đúng hướng trong kế hoạch của mình sau đại dịch Covid-19. Bạn nên có một kế hoạch rõ ràng trong quá trình nghỉ dịch vừa qua. Gạch ra những câu hỏi cần phải trả lời: “Nếu đại dịch bùng phát lần nữa thì kế hoạch là gì” “Cách để nhân viên làm việc hiệu quả từ xa”,…

Lên kế hoạch dự phòng để chắc chắn bạn không bị bất ngờ với mọi tình huống. Đối với một nhà lãnh đạo sự linh hoạt cần được ưu tiên, không chỉ lên các câu hỏi mà phải lên các cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, chuẩn chỉnh. Chuẩn bị tinh thần thật tốt, không nên gây căng thẳng quá, sau giai đoạn này sẽ là một doanh nghiệp cường thịnh và lớn mạnh. Hãy tin ở chính bạn.

Chuyển đổi số là bắt buộc

Có một cuộc trao đổi hài hước. Tripti từ Novartis lưu ý rằng: “Chúng tôi đã có hai năm triển khai cho các Nhóm Microsoft và được tăng tốc lên hai tuần. Một số công ty đã đề cập rằng, thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số, hiện tại, rất cấp bách và điều đó đi kèm với các công cụ, chuẩn mực, văn hóa và hành vi.

Mọi người đều đồng ý rằng việc chuyển đổi kỹ thuật số trong nhiều năm mà công ty họ đang thực hiện đột nhiên được tăng tốc đến một vài tuần. Mọi hệ thống, công cụ và nền tảng hỗ trợ phải hoạt động ngay bây giờ.

Trên thực tế, một trong những khái niệm Bersin đã chọn là sự gián đoạn công việc kỹ thuật số – “digital job disruption” không phải là một tác nhân triệt tiêu nghề nghiệp. Đây là điều bắt buộc để đối phó với cuộc khủng hoảng. Vì vậy, hãy tiếp tục chuyển đổi kỹ thuật số và đừng cố gắng chờ đợi đặc biệt là kết nối công việc từ xa.  

Tất cả chúng ta đã trải nhiều điều trong năm qua. Điều quan trọng là phải thực tế trong các bước đi để thể hiện sự quyết tâm với doanh nghiệp và với nhân viên, phản ứng của bạn đối với áp lực xảy ra sẽ là kết quả mà bạn sẽ nhận được. Hãy xem xét những dấu hiệu cảnh báo và gợi ý để hiểu nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn. Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho một hành trình sắp tới. Biết đâu nhân viên đang gặp khó khăn bây giờ lại trở thành một trong những thành viên làm việc tốt nhất trong công ty sau này. 

>> Xem thêm: “Hội chứng kẻ mạo danh – tự ti trong mọi công việc”, hiểm họa khó lường nếu không chú ý

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers