adsads
Lượt Xem 249

10 phút – Xử lý công việc nhẹ

Mới bắt đầu vào giờ làm, sẽ rất khó để bạn có thể “vào nhịp” một cách nhanh chóng và xử lý công việc tốt. Vì vậy, 10 phút đầu giờ bạn nên dành để bắt đầu sắp xếp các công việc cần làm trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể xử lý một số công việc cơ bản như kiểm tra và phản hồi email, lập check-list các công việc cần được hoàn thành theo thứ tự ưu tiên nhất đến ít ưu tiên nhất. 

Bạn có thể sử dụng một ứng dụng quản lý công việc hoặc đơn giản là một cuốn sổ tay để ghi chú và tổ chức các công việc theo thứ tự ưu tiên. Việc này không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các nhiệm vụ trong ngày mà còn giúp bạn bắt đầu công việc một cách có trật tự, giảm thiểu cảm giác bị choáng ngợp. Với thời gian đầu giờ như thế, bạn có thể bắt đầu công việc dễ dàng và có tổ chức hơn, không cảm thấy bị quá tải.

40 phút – Làm hết công suất

Khi bạn đã có được động lực làm việc cho ngay mới từ khoảng thời gian 10 phút ban đầu, lúc này bạn nên bước vào giai đoạn làm việc hết công suất trong 40 phút. Đây là khoảng thời gian mà bạn nên tập trung hết công lực để hoàn thành nhiệm vụ. Điều quan trọng là bạn không được để bản thân bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như thông báo từ điện thoại, hoặc mạng xã hội. Hãy tắt các thông báo không cần thiết, sử dụng tai nghe chống ồn để giúp bạn tập trung hơn vào công việc cũng là một cách hiệu quả.

Để nâng cao hiệu suất làm việc trong 40 phút, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ là rất quan trọng. Các phần mềm quản lý tác vụ như Trello, Asana hay Microsoft To Do có thể giúp bạn theo dõi và quản lý các nhiệm vụ một cách hiệu quả. 

Bên cạnh đó, hãy xác định rõ mục tiêu cụ thể cho 40 phút làm việc này của bạn. Bạn nên biết chính xác mục tiêu muốn đạt được là gì trong khoảng thời gian này và tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ, nếu bạn có mục tiêu hoàn thành báo cáo, thì hãy dồn toàn lực để cố gắng làm xong báo cáo đó trong 40 phút này.

10 phút – Nghỉ ngơi lấy sức

Sau giai đoạn “căng não” để làm việc hết sức, bạn hãy dành ra 10 phút để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Bạn có thể sử dụng thời gian này để đi dạo vòng quanh, một vài phút di chuyển sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm căng thẳng và giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. 

Nếu không tiện đi lại, bạn có thể nghỉ mắt một chút hoặc thực hiện một bài tập kéo giãn cơ bắp. Các hoạt động này không những giúp cho bạn giảm căng thẳng vào lúc đó, mà còn cải thiện sự tập trung khi bạn quay lại công việc.

Nguyên tắc 10/40/10 không chỉ đơn thuần là một phương pháp quản lý thời gian, mà còn là một cách tiếp cận toàn diện giúp bạn duy trì sự tập trung, cải thiện năng suất và giảm bớt căng thẳng trong công việc. Áp dụng nguyên tắc này không chỉ giúp bạn xử lý khối lượng công việc lớn một cách trơn tru hơn, mà còn giúp bạn duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.

Hãy thử áp dụng nguyên tắc 10/40/10 như một phong cách làm việc của bản thân, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hiệu suất làm việc đó. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn đảm bảo được hiệu suất làm việc của mình và đạt các kết quả tốt trong công việc. Theo dõi VietnamWorks và HR Insider để đón đọc nhiều bài viết giá trị khác nhé!

Xem thêm: Những điểm “tắc nghẽn trong sự nghiệp” khiến bạn chậm thăng chức

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà còn ở việc tạo dựng một không gian làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng môi trường đó chính là việc bảo vệ nhân viên – nhưng bảo vệ như thế nào cho đúng mực? 

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần thì lại không thể cắt. Chưa kể, nhóm người trẻ có mức thu nhập thấp lại là nhóm có tần suất đi cafe nhiều nhất hiện nay. Vậy đi cafe có gì mà thu hút giới trẻ đến vậy, cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé!

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể nằm trong tay của một thuật toán AI? Vì vậy mà để đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra một cách công bằng và có đạo đức, các doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí hoàn toàn mới: Giám đốc đạo đức AI. 

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2 mặt”. Nếu chẳng may đồng nghiệp của bạn là người chuyên “mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp mới thì bạn nên ứng xử thế nào? VietnamWorks sẽ mách bạn vài chiêu hiệu quả giúp trị được thói xấu này của đồng nghiệp trong bài viết dưới đây!

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên, đôi khi phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” từ chính mình thì bạn mới không lặp lại tình trạng tương tự ở công ty mới. Vậy nên làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này? Cùng VietnamWorks tìm hướng đi đúng đắn giúp bạn thoát khỏi sự “chững lại” đó để đột phá trong sự nghiệp nhé!

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà còn ở việc tạo dựng một không gian làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng môi trường đó chính là việc bảo vệ nhân viên – nhưng bảo vệ như thế nào cho đúng mực? 

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần thì lại không thể cắt. Chưa kể, nhóm người trẻ có mức thu nhập thấp lại là nhóm có tần suất đi cafe nhiều nhất hiện nay. Vậy đi cafe có gì mà thu hút giới trẻ đến vậy, cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé!

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể nằm trong tay của một thuật toán AI? Vì vậy mà để đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra một cách công bằng và có đạo đức, các doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí hoàn toàn mới: Giám đốc đạo đức AI. 

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2 mặt”. Nếu chẳng may đồng nghiệp của bạn là người chuyên “mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp mới thì bạn nên ứng xử thế nào? VietnamWorks sẽ mách bạn vài chiêu hiệu quả giúp trị được thói xấu này của đồng nghiệp trong bài viết dưới đây!

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên, đôi khi phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” từ chính mình thì bạn mới không lặp lại tình trạng tương tự ở công ty mới. Vậy nên làm gì khi rơi vào hoàn cảnh này? Cùng VietnamWorks tìm hướng đi đúng đắn giúp bạn thoát khỏi sự “chững lại” đó để đột phá trong sự nghiệp nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers