Thời điểm kinh tế khó khăn, người có việc thì “bơi mệt nghỉ” trong KPI còn người thất nghiệp thì “bơi, bơi nữa, bơi mãi” vẫn chưa thấy job đâu. Nhất là với các bạn trẻ còn non kinh nghiệm thì làm thế nào để tìm việc ổn định giữa làn sóng lay-off ngày càng gay gắt hiện nay?
CV thôi chưa đủ, phải đính kèm Portforlio mới tăng tỷ lệ cạnh tranh
So với các ứng viên dày dạn kinh nghiệm thì người trẻ thua kém hơn cả về mặt năng lực lẫn kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì CV thôi chưa đủ mà bạn phải đính kèm thêm Portforlio vừa chuyên nghiệp vừa đẹp mắt.
Portforlio giúp bạn nổi bật giữa “rừng” ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng. Portforlio show các sản phẩm thực tế bạn đã thực hiện, giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về những thông tin bạn trình bày trong CV. Portforlio chính là bằng chứng thuyết phục về năng lực của bạn, giúp tạo dựng thương hiệu cá nhân và tạo dấu ấn đặc biệt nếu bạn thiết kế thật ấn tượng.
Vậy nếu không có kinh nghiệm thì người trẻ phải làm gì để chinh phục nhà tuyển dụng ngoài chiếc CV chỉ đầy ắp kiến thức chứ chưa có kinh nghiệm thực tiễn? Hãy đưa vào và nhấn mạnh trong CV các ý sau bạn nhé:
– Kỹ năng mềm, tin học và ngoại ngữ:
Dù chưa đi làm thì bạn vẫn có thể trau dồi, rèn luyện nhiều kỹ năng mềm phục vụ hữu ích cho công việc như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề… Bên cạnh đó, nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ là kỹ năng quan trọng mà công việc nào cũng cần hiện nay.
– Giải thưởng, thành tích:
Show ra những giải thưởng và thành tích bạn đạt được khi còn đi học chắc chắn khiến bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Vì đạt giải thưởng và thành tích cao chứng tỏ bạn là người có tố chất và năng lực tốt. Chẳng hạn như giải nhì cuộc thi Tiếng Anh toàn trường, giải ba cuộc thi sinh viên hùng biện cấp thành phố…
– Hoạt động ngoại khóa:
Khi còn đi học, nếu bạn đã từng tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay cuộc thi nào… cứ đưa vào CV bạn nhé. Chẳng hạn như tham gia câu lạc bộ học thuật, hoạt động đạp xe vì sức khỏe cộng đồng, tình nguyện viên Mùa hè xanh, dạy chữ cho trẻ em vùng núi… Những hoạt động ngoại khóa này đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm, vốn sống và rèn luyện các kỹ năng xã hội tốt hơn.
Tìm hiểu về kiến thức chứng khoán và CFA là gì để nắm vững các yếu tố quan trọng trong đầu tư tài chính và chứng khoán.
Xu hướng tuyển dụng 2024 – Ưu tiên nhân sự có kỹ năng giải quyết vấn đề
Đã bao giờ bạn thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng chưa? Thử tưởng tượng xem, nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn có muốn tuyển chính mình không? Nhìn vào CV ứng tuyển của bạn, bạn có thấy ấn tượng và muốn liên hệ ngay với chính mình không? Buổi trả lời phỏng vấn gần nhất của bạn có đủ sức thuyết phục bạn muốn offer chính mình ngay không?…
Nếu còn nhiều lưỡng lự, nghi ngờ và không thể trả lời 100% là muốn, thì đã đến lúc bạn cần lên chiến lược nâng cấp bản thân rồi đấy!
Quý III/2023, Navigos Search thực hiện khảo sát 550 doanh nghiệp và hơn 4000 ứng viên, cho ra Báo cáo Lương và thị trường lao động 2024. Theo kết quả khảo sát, 5 yếu tố hàng đầu của ứng viên mà các doanh nghiệp hiện nay ưu tiên tuyển dụng là: Kỹ năng giải quyết vấn đề, có 1 – 3 năm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với thay đổi…
Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động như hiện nay thì ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng hơn cả. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là khả năng linh động xử lý các vấn đề và trường hợp phát sinh bất ngờ không có trong kế hoạch. Yêu cầu bạn phải ứng biến nhanh nhạy và giữ tinh thần bình tĩnh để đưa ra quyết định tối ưu nhất.
Vì vậy, muốn tìm được công việc tốt giữa thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay thì các bạn trẻ cần chủ động học hỏi để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Bạn có thể khám phá định hướng nghề nghiệp là gì và tìm hiểu thêm về thanh khoản là gì để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Quy trình 6 bước giải quyết vấn đề linh hoạt trong mọi tình huống
Bước 1:
Đầu tiên phải xác định được và xác định đúng vấn đề là gì, nếu không sẽ làm bạn đi sai hướng ngay từ đầu.
Bước 2:
Tiếp theo, hãy tìm hiểu nguồn gốc vấn đề xuất phát từ đâu. Bạn nên liên hệ với người chịu trách nhiệm chính công việc này để cùng phân tích tình hình tổng quan.
Bước 3:
Sau đó, xem xét và đánh giá vấn đề từ nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như mức độ ảnh hưởng của vấn đề, công việc này quan trọng như thế nào, mục tiêu và yêu cầu của công việc là gì…
Bước 4:
Đưa ra nhiều giải pháp khác nhau và so sánh các hướng giải quyết để chọn ra cách xử lý tối ưu nhất. So sánh xem cách giải quyết này mất thời gian bao lâu, nguồn lực và ngân sách cần bao nhiêu, hiệu quả đạt được thế nào… Nên tham khảo thêm ý kiến từ những người trực tiếp phụ trách công việc.
Bước 5:
Tiến hành thực thi giải pháp tối ưu nhất để nhanh chóng xử lý vấn đề. Đây là bước quan trọng nhất nên hãy cố gắng hoàn thành tốt bạn nhé.
Bước 6:
Cuối cùng, theo dõi và đánh giá kết quả của cách giải quyết mang lại. Đừng quên rút kinh nghiệm cho các trường hợp phát sinh sau này.
Bên cạnh kỹ năng giải quyết vấn đề thì bạn cũng nên trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thích ứng với thay đổi cũng như nắm bắt nhanh các xu hướng làm việc mới. Đặc biệt, phải biết ứng dụng AI vào công việc để nâng cao năng suất làm việc và tiết kiệm thời gian tối ưu… Có như vậy mới dễ tìm được công việc tốt trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động như hiện nay.
Trên đây là các tips hữu ích giúp bạn trẻ có thể tìm được việc giữa thời điểm kinh tế khó khăn này. Chúc các bạn sớm tìm được công việc ưng ý và ngày càng phát triển con đường sự nghiệp của bản thân.
🔥 Tại VietnamWorks, hơn 2000+ cơ hội việc làm thực tập/mới tốt nghiệp không yêu cầu kinh nghiệm, phù hợp khả năng của các bạn trẻ năng động: https://bit.ly/3QAFEOQ 🔥 Hệ sinh thái việc làm dành riêng cho Newbie tăng lợi thế khi tìm việc: https://lnkd.in/gkWGdKRC 🔥 Trở thành ứng viên được tìm kiếm tại VNW tại: https://bom.so/gUzyCN |
Xem thêm: Sử dụng Chat GPT để luyện phỏng vấn, bạn đã biết chưa?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.