adsads
Shutterstock 2221059573 1
Lượt Xem 3 K

Ngại bắt đầu lại, ngại thay đổi là hội chứng thường thấy ở thế hệ trẻ. Chính sự dậm chân tại chỗ và không đủ can đảm đó đã khiến họ phí hoài tuổi trẻ, trí tuệ và sức khoẻ còn dẻo dai và tràn đầy sức sống của mình. Thậm chí dù chúng ta có những lựa chọn sai lầm, những quyết định đầy hối tiếc, thì bắt đầu lại vẫn chưa bao giờ là muộn.

Thay đổi chính là cơ hội cho những trải nghiệm thú vị hơn

Có khi nào bạn cảm thấy nhàm chán với những điều lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày? Có khi nào bạn cảm thấy công việc mình đang làm không để lại một chút hứng thú hay động lực cố gắng nào cho bản thân mình? Bạn đang muốn trải nghiệm nhiều và thú vị hơn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Những câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu bạn và đôi lúc chính sự “không hành động” đã khiến mọi thứ vẫn y nguyên như cũ, vẫn không có một lời giải đáp. 

Thay đổi chính là cơ hội để khám phá những trải nghiệm thú vị hơn. Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhất, đơn giản nhất rồi mới đến những cái lớn hơn, phức tạp hơn. “Tích tiểu thành đại”, một bản sao mới với những điều thú vị sẽ đến bên bạn. Mọi thứ đều phải tiến hoá để trở nên hữu ích hơn, và con người cũng vậy. Mỗi ngày, chỉ cần thay đổi 1% so với ngày hôm qua, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành phiên bản bạn mong muốn.

Dấn thân vào một môi trường mới, nhân tố quyết định đến sự sống còn hay phát triển của mỗi người chính là khả năng thích nghi. Và thích nghi chính là thay đổi. Những người có khả năng thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau, đương đầu trước mọi khó khăn thử thách mới, sẽ là người đi nhanh hơn và tiến bộ nhiều hơn.

Đừng ngại bắt đầu lại để đón nhận một cánh cửa khác

Có những con đường chúng ta lựa chọn không được đúng đắn. Hoặc bạn đang đi trên con đường đó nhưng tìm kiếm được một con đường khác tốt hơn và phù hợp hơn với bản thân. Vậy thì đừng ngại bắt đầu lại từ đầu. Bắt đầu lại chính là cơ hội để bạn đón nhận một cánh cửa khác rộng mở hơn. 

Có rất nhiều sinh viên chọn sai ngành. Qua vài ba thông tin tìm hiểu, chưa thực sự trải nghiệm và chưa thực sự hiểu bản thân mình, đa phần sinh viên lựa chọn ngành học theo cảm tính. Một thời gian sau khi trải nghiệm giảng đường Đại học, họ mới nhận ra bản thân không phù hợp với ngành. Có rất nhiều người trong số họ lựa chọn bắt đầu lại từ đầu, ôn tập và thi lại vào ngành/trường mà họ muốn, họ yêu thích. Đó chính là những con người có bản lĩnh và không ngại thay đổi.

Một ví dụ khác, nhiều người đã đi làm và làm đúng ngành mình học nhưng chỉ sau một thời gian, họ cảm thấy chán nản và nhận ra bản thân không thực sự dành cho công việc này. Người không ngại thay đổi sẽ cho phép bản thân trải nghiệm thêm nhiều ngành nghề khác, tìm kiếm lĩnh vực bản thân thực sự đam mê và bắt đầu học, rèn luyện lại từ đầu với lĩnh vực mới đó.

Cái giá của sự thay đổi là cảm giác sợ hãi

Bước ra khỏi vùng an toàn và những thứ vốn đang quen thuộc, ai mà không sợ hãi. Đối diện với cái mới, cái lạ, cái khó khăn hơn, sợ là cảm xúc phổ biến ở mỗi chúng ta, là tâm lý chung của mọi người. Tuy nhiên, chỉ khi đối diện với nỗi sợ, bạn mới có thể khám phá thế giới ngoài kia với bao điều thú vị.

Cuộc đời là một chuỗi những trải nghiệm khổng lồ mà chúng ta cần khám phá. Không có lựa chọn hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Tất cả đều để lại những bài học quý giá để chúng ta có những lựa chọn phù hợp hơn, tối ưu hơn ở hiện tại và tương lai. Giống như việc chọn sai ngành, nếu bạn không chọn ngành đó thì liệu bạn có nhận ra bản thân không phù hợp với nó mà là một ngành khác? Chỉ có trải nghiệm mới cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất về những gì ta thích, ta thuộc về.

Trước những ngã rẽ trong cuộc đời, chúng ta không giỏi hơn nhau trong sự lựa chọn hướng đi. Người giỏi hơn là người đủ dũng cảm để bỏ qua cảm xúc sợ hãi và thay đổi hiện thực họ không mong muốn. 

Chúng ta sợ công việc mới không ổn định như công việc cũ. Chúng ta sợ bắt đầu lại tốn thời gian. Chúng ta sợ bạn mới không đủ tốt. Chúng ta sợ quán mới không ngon. Chúng ta sợ những rủi ro, và tưởng tượng những khó khăn phải đối mặt. Tương tự như thế, sợ hãi trước những thứ mới mẻ ngăn chúng ta thay đổi.

Đừng để sự e ngại thay đổi làm bạn trở nên thụ động, thiếu sáng tạo và thiếu sự đột phá. Hãy chọn sự thay đổi tích cực, nhìn thấy từng chút tiến bộ hàng ngày qua sự thay đổi đó, khai thác những điểm mạnh và khắc phục những khiếm khuyết. Bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất, từ tư duy đến hành động, điều chỉnh từng chút một và trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn. Thay đổi là quá trình trưởng thành và tiến đến những chuỗi hành trình thú vị và mới mẻ hơn.

The Change Masters có câu nói: “Thay đổi là một mối đe dọa nếu tôi là đối tượng thụ động của nó, nhưng sẽ là một cơ hội nếu tôi chủ động tạo ra nó”. Đừng ngại thay đổi, đừng ngại bắt đầu lại là bài học mà chúng ta cần ghi nhớ để sống một cuộc đời ý nghĩa và trọn vẹn. Có thể bạn sẽ phải đánh đổi một số thứ để thay đổi, nhưng chắc chắn rằng sự đánh đổi đó là xứng đáng cho một kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai.

> Xem thêm: Thường xuyên tăng ca có phải là cách thể hiện năng lực đúng?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers