adsads
Untitled design
Lượt Xem 12 K

1. Tâm lý tránh việc nhỏ nhặt

Một nhà lãnh đạo thường có tư tưởng rằng những công việc mình phải làm là những việc to lớn, quan trọng. Những việc nhỏ nhặt như sửa chữa máy tính, thay mực máy in, hoặc thậm chí dọn dẹp một ly cà phê bị đổ trong phòng ăn…là những việc dành cho nhân viên. Thực tế là như vậy. Nhưng nếu bạn nằm trong số những nhà lãnh đạo có tư tưởng như trên, bạn sẽ chẳng bao giờ trở nên nổi bật hơn những người khác.

Bằng cách tình nguyện làm những việc thậm chí là nhỏ nhặt, hành động này vừa làm gương cho nhân viên, lại vừa cho nhân viên của bạn cảm nhận được họ và bạn là một tập thể, cùng nhau làm việc, cùng nhau chia sẻ.

 

2. Tâm lý “đình công”

Trong những mùa cao điểm, công việc dồn dập khiến bạn trở nên mệt mỏi dẫn đến tình trạng “đình công”. Bạn chẳng còn muốn giải quyết bất cứ việc gì, và công việc lại cứ thế chồng chất.

Với cương vị là một người quản lý, bất kì một hành động nào của bạn cũng có thể tác động đến nhân viên. Nếu bạn tự cho phép mình lười biếng ở một khoảng thời gian nào đó, tự động nhân viên của bạn cũng sẽ làm theo như vậy. Vì thế, là một người đứng đầu, hãy làm việc với một tác phong chuyên nghiệp và làm gương cho nhân viên của mình.

 

3. Xu hướng “tăng ca” để hoàn thành báo cáo

Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thành công của nhà lãnh đạo chính là các nhân viên của họ. Bạn không thể lãnh đạo công ty đi đến thành công nếu thiếu nhân viên.

Vì vậy, nếu phải làm việc tăng ca, bạn không nên chỉ chú trọng vào việc làm sao để hoàn thành báo cáo của mình rồi ra về. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để tạo sự gắn kết với nhân viên, cho họ thấy bạn luôn đồng hành cùng với họ.

 

4. “Phát điên” khi thất bại trước đối thủ

Khi một dự án của công ty bạn thất bại trước một đối thủ khác, dù là do lỗi của nhân viên hay của chính bạn, thì bạn cũng không nên tỏ ra quá tức giận, nản chí hay đổ toàn bộ lỗi lầm cho nhân viên của mình. Là một nhà lãnh đạo xuất sắc, phải luôn biết sử dụng thành công của đối thủ làm động lực để phát triển, và phải truyền đạt cho tất cả nhân viên dưới quyền bạn suy nghĩ tích cực đó.

 

5. Thích ra lệnh, không thích giải thích

Người quản lý thường đối mặt với 1 trong số 7 cái bẫy tâm lý sau

Khả năng lãnh đạo không chỉ gói gọn trong việc giao công việc cho người khác. Một người sếp có khả năng lãnh đạo tốt phải truyền đạt rõ tầm nhìn của công ty, phòng ban đến nhân viên. Sau đó, chỉ rõ những công việc họ cần làm để đạt được mục tiêu ấy. Nếu chỉ giao việc mà không kiên nhẫn cho nhân viên biết được giá trị của công việc đó, nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn. Bên cạnh đó, một người sếp giỏi phải nhận ra và nắm bắt được những điểm mạnh của từng nhân viên để giao cho họ những công việc phù hợp.

 

6. Lười nắm bắt xu hướng mới

Trong thời buổi công nghệ thông tin như ngày nay, bạn không thể hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất mà không có sự hỗ trợ của những kĩ thuật hiện đại.

Là một nhà quản lý tốt, nhiệm vụ của bạn là phải đón đầu xu hướng, cập nhật nhanh chóng những công nghệ mới nhất và áp dụng nó vào công việc của mình cũng như của nhân viên để hoàn thành công việc hiệu quả.

 

7. Giành hết công về mình

Dù bạn là một người quản lý giỏi đến thế nào đi nữa, thì vẫn luôn có một sự thật rằng bạn không thể thành công nếu thiếu đi sự hỗ trợ của nhân viên. Bên cạnh đó, một nhân viên có thật sự nỗ lực hỗ trợ cho bạn hay không, yếu tố quyết định chính là sự gắn kết giữa bạn và nhân viên của mình.

Vì vậy, để khuyến khích nhân viên cống hiến hết mình cho công việc, người quản lý đừng ngại ngần khi cho họ lời khen về những việc họ hoàn thành tốt hoặc công nhận những đóng góp của họ dù lớn dù nhỏ. Bởi vì đó sẽ trở thành một nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với họ.

 

– HR Insider –
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers