adsads
nguoi lao dong tai viet nam chon giai phap an toan khi nhay viec 3
Lượt Xem 65 K

Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks vừa công bố kết quả kháo sát người tìm việc với chủ đề “Quan điểm về nhảy việc của lao động Việt Nam”. Khảo sát được thực hiện trên 12.652 người lao động tại Việt Nam trong tháng 1 năm 2015.

 

Chúng ta đang ở trong mùa tuyển dụng nóng nhất trong năm, một khoảng thời gian rất hào hứng đối với những nhà tuyển dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng cũng đầy thử thách với các công ty khi họ có khả năng phải đối mặt với tỉ lệ nhân viên nhảy việc cao. Tại VietnamWorks, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc nhận biết các lý do chủ yếu khiến nhân viên từ bỏ công việc hiện tại. Trong quý 1 năm 2015, đội ngũ của VietnamWorks đã thực hiện một khảo sát để cung cấp những câu trả lời hữu ích cho vấn đề này. Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi mong muốn có thể giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh chiến lược giữ chân và gắn kết nhân tài cũng như đáp ứng các nhu cầu của nhân viên một cách hiệu quả hơnÔng Gaku Echizenya, Giám Đốc Điều Hành của VietnamWorks

 

Người lao động Việt Nam coi trọng cơ hội thăng tiến

Các lý do người lao động nhảy việc theo kết quả khảo sát của VietnamWorks
Các lý do người lao động nhảy việc theo kết quả khảo sát của VietnamWorks

Khi được hỏi lý do chủ yếu nào có thể dẫn đến quyết định nghỉ việc/ chuyển việc, 7160 người, tức là 57% tổng số người được khảo sát, đã cho biết, họ không thấy có cơ hội thăng tiến cũng như phát triển bản thân trong công việc hiện tại. Cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân được thể hiện bằng các lộ trình thăng tiến và phát triển rõ ràng được quy định trong chính sách của công ty hoặc được đề xuất bởi các cấp lãnh đạo. Dấu hiện để nhận ra những môi trường không có cơ hội thăng tiến là việc nhân viên ít được giao các thử thách mới mà chủ yếu phải làm những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại và được giao từ cấp trên. Ngoài ra, một dấu hiệu khác là nhân viên không nhận được bất kì sự đào tạo nào, cho dù là chính thức thông qua các khóa học hoặc không chính thức thông qua việc kèm cặp của cấp trên hay đồng nghiệp có thâm niên hơn.

 

Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến là yếu tố kém quan trọng hơn trong việc quyết định nhảy việc đối với nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chỉ chiếm 48%, trong khi đối với nhân viên dưới 5 năm kinh nghiệm, tỉ lệ này lên đến 61%.

 

Càng thâm niên càng có nhu cầu được tán thưởng

Trong nhóm người lao động có kinh nghiệm 5 năm trở xuống, cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân là tiêu chí được nhiều người cân nhắc nhất khi quyết định chuyển việc. Trong khi đó, với nhóm người lao động có kinh nghiệm 5 năm trở lên, cảm thấy được trân trọng hơn và đánh giá cao trong công việc mới là yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến quyết định nhảy việc, chiếm đến 58% đối với người tìm việc 5 đến 10 năm kinh nghiệm và 61% với người tìm việc có hơn 10 năm kinh nghiệm.

 

Người lao động trong nhóm này dễ nhảy việc một khi trải qua cảm giác không được trân trọng trong công việc hiện tại, chẳng hạn như những thành tựu đạt được không được công nhận nhưng khi phạm sai lầm thì lại bị chỉ mặt đặt tên. Một trường hợp nữa của việc cảm thấy không được trân trọng là họ cảm thấy có thể bị thay thế một cách dễ dàng mà hoàn toàn không gây ra hệ quả xấu nào đối với công ty.

 

Người nhiều kinh nghiệm khắt khe hơn với cấp trên

Trong khi chỉ có 33% nhóm người ít hơn 2 năm kinh nghiệm chọn lý do “Sếp Không Phù Hợp” là lý do khiến mình nhảy việc, thì có tới 47% – gần một nửa số người trên 10 năm kinh nghiệm, chọn lý do này. Sếp không phù hợp được định nghĩa là những cấp trên có phong cách làm việc quá khác biệt, hoặc gây cản trở đến sự phát triển sự nghiệp và thành tựu trong công việc của cấp dưới.

 

Những người ít kinh nghiệm đi làm có thể bỏ qua cho những hành vi cản trở sự phát triển nghề nghiệp của cấp trên, nhưng đối với những người đã dày dặn kinh nghiệm ở văn phòng, việc có một lãnh đạo biết dẫn dắt và tôn trọng mình là một nhu cầu thiết yếu.

 

Người Việt Nam vẫn chọn giải pháp an toàn cho sự nghiệp

Các thời điểm người lao động thích nhảy việc theo kết quả khảo sát của VietnamWorks
Các thời điểm người lao động thích nhảy việc theo kết quả khảo sát của VietnamWorks

Khi trả lời câu hỏi “Thời điểm nào nhảy việc là tốt nhất?”, 40% số người được khảo sát cho biết họ chỉ nhảy việc khi đã tìm được việc làm mới. Lựa chọn khá phổ biến này xuất phát từ tư tưởng phải có một việc làm ổn định của người Việt. Thất nghiệp là tình trạng không ai mong muốn, và mặc dù không còn cảm thấy phù hợp với công ty cũ nữa, nhiều người vẫn quyết định ở lại làm để chờ đợi một cơ hội khác, thay vì xin nghỉ và tập trung tìm kiếm một việc làm phù hợp hơn.

 

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy người tìm việc Việt Nam nắm bắt khá tốt tình hình tuyển dụng lao động, khi 29% số người được khảo sát chọn thời điểm sau Tết là thời gian nhảy việc lý tưởng nhất, cho dù có tìm được việc mới hay không. Sau Tết là mùa tuyển dụng nóng khi hàng loạt các công ty đăng tuyển các vị trí quan trọng để thúc đẩy kinh doanh trong năm mới. Do đó, đây là lúc nguồn công việc dồi dào và người tìm việc có nhiều cơ hội lựa chọn và tìm kiếm được việc làm mơ ước nhất.

 

Những người có nhiều năm kinh nghiệm chủ động hơn trong sự nghiệp: họ sẵn sàng nghỉ việc nếu không thấy công việc hiện tại phù hợp nữa. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng ưa thích sự an toàn và ổn định nhất, khi thích nghỉ việc khi đã tìm được một công việc mới. Ngược lại, những người ít năm kinh nghiệm hơn thì lại linh động và dễ nhảy việc vào những mùa tuyển dụng rầm rộ như mùa sau Tết.

 

nhay viec

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers