Khi xã hội đang dần trở nên hiện đại hóa, đơn xin việc viết tay đã trở nên ít dần và thay vào đó là những mẫu CV xin việc hiện đại, được thiết kế sáng tạo và tiện lợi. Thế nhưng, không ít bộ phận người lao động ngày nay vẫn chưa nắm rõ được CV là gì? Đây cũng chính là một trong những lý do khiến họ vụt mất cơ hội việc làm của mình.
Sơ lược về CV
CV là viết tắt của từ gì? Đó là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” – nó có chức năng giống với sơ yếu lý lịch, hay đơn xin việc viết tay thông thường. Tuy nhiên, bản CV này có bản chất là bản tóm lược các thông tin quan trọng về: trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Thông qua bản CV này, nhà tuyển dụng sẽ hiểu một cách rõ ràng hơn về ứng viên của mình và đánh giá năng lực một cách khách quan nhất.
Vì thế, người lao động nhất định phải nắm rõ các bước thực hiện một CV xin việc và hạn chế mắc sai lầm trong CV nếu muốn tìm một công việc tốt.
CV xin việc nghĩa là gì?
Nếu bạn search trên google “CV xin việc nghĩa là gì?”, chắc chắn google sẽ hiển thị hàng trăm kết quả với tên sơ yếu lý lịch, tuy vậy chớ để lầm tưởng bạn nhé. Cách trình bày CV khác hoàn toàn với một đơn xin việc thông thường.
Nội dung trình bày trong cv gồm những gì? Nó bao gồm 6 nội dung chính: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động liên quan, kỹ năng cần thiết.
Để chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng khi xem CV của mình, bạn cần nêu những nội dung chính một cách tinh tế và hấp dẫn chẳng hạn như:
1/ CV là gì – Thông tin cá nhân trong cv viết như thế nào?
Ông bà ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” – đó cũng chính là phương tiện để ta gây thiện cảm với người đối diện ngay từ lần đầu gặp gỡ. Và đối với người lao động thì CV chính là “cửa sổ tâm hồn” để nhà tuyển dụng có thể đánh giá và tạo thiện cảm ngay từ lần“chạm mặt” gián tiếp đầu tiên.
Do vậy, làm tốt CV của mình và hoàn chỉnh phần thông tin cá nhân sẽ giúp bạn có được 5% cơ hội việc làm.
- Phần thông tin cá nhân nên được nêu đầy đủ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, Email (có thể kèm thêm một số thông tin khác nếu nhà tuyển dụng có yêu cầu).
- Lưu ý: địa chỉ email dùng trong Cv xin việc làm nên là tài khoản nghiêm túc, sử dụng thường xuyên và có ảnh đại diện phù hợp (tốt nhất là ảnh gương mặt trực diện, nghiêm túc).
- Hạn chế sử dụng địa chỉ email không nghiêm túc như: “cobe_mongmanh123@gmail.com” hay “cobe_ngaytho@gmail.com”. Tránh để ảnh đại diện là những hình phản cảm, không thấy mặt và thiếu nghiêm túc. Vì như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy thiện cảm với CV của bạn.
2/ Mục tiêu nghề nghiệp trong Cv xin việc
Đây là phần quan trọng trong Cv xin việc mà bạn cần ghi ngắn gọn, súc tích và cô đọng nhất có thể. Bởi, nó thể hiện quan điểm cá nhân, mục tiêu phấn đấu và tư duy phát triển của ứng viên.
- Nên đề cập đến vị trí muốn ứng tuyển và tên đơn vị công ty.
- Nên thể hiện mục tiêu phấn đấu của bản thân qua các mốc thời gian cụ thể, có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn.
- Nên đề cập những mục tiêu có liên quan đến lợi ích của công ty đang ứng tuyển, hứa hẹn sẽ giúp họ tăng doanh thu hoặc tăng số lượng khách hàng,…
- Lưu ý: Tránh ghi mục tiêu chung chung, không có thời gian và định hướng rõ ràng. Nhà tuyển dụng sẽ ngao ngán với những nhân viên không có mục tiêu cụ thể và không biết mình đang phấn đấu vì điều gì.
Ví dụ:
- Áp dụng kinh nghiệm viết content hơn 1 năm của mình để trở thành một nhân viên viết content chuyên nghiệp, mang đến bài viết chất lượng và không trễ deadline.
- Trong thời gian 3 tháng sẽ nắm rõ kiến thức và yêu cầu công việc tại công ty. Mục tiêu 1 năm sẽ trở thành trưởng nhóm bộ phận content.
- Tăng đối tác và tìm kiếm thêm hợp đồng cho công ty thông qua việc tăng năng suất viết content, hoàn thành dự án trước hẹn được giao.
3/ CV là gì – trình độ học vấn trong cv nên viết như thế nào?
Bạn nên tóm tắt điểm GPA (điểm trung bình) của các năm học theo từng thời điểm nhập học, tốt nghiệp và tên trường, chuyên ngành theo học. Nếu có tham gia một số khóa học bên ngoài liên quan đến vị trí ứng tuyển thì khuyến khích nên đưa vào trong phần CV của mình.
4/ Viết kinh nghiệm làm việc như thế nào
Nên sử dụng từ ngữ chính xác và ngắn gọn để mô tả phần nội dung này. Đừng liệt kê quá dài dòng để tránh làm nhà tuyển dụng rối mắt và thấy nhàm chán.
Bạn nên ghi cụ thể thứ tự thời gian, nơi cộng tác trước đó và kinh nghiệm cũng như năng suất làm việc trong quá trình đó như thế nào. Và chỉ nên liệt kê những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Ví dụ:
2017-2019: làm trưởng phòng kinh doanh của công ty ABCX
- Tổ chức công việc phù hợp với năng lực từng nhân viên trong bộ phận
- Tổ chức kế hoạch xúc tiến công việc chạy doanh số, tăng doanh thu…..
- Trong 2 năm làm việc đã tăng doanh thu lên 35%…
5/ Mẫu CV xin việc đẹp để tham khảo:
Ngoài việc có nội dung tốt thì CV còn phải đảm bảo về mặt hình thức được thiết kế đẹp và sáng tạo, không gây rối mắt. Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây.
Đừng để mình là 1 trong 3000 người đánh mất cơ hội việc làm chỉ vì không biết Cv là gì bạn nhé. Hãy hoàn chỉnh CV của mình một cách tốt nhất theo những hướng dẫn ở trên. Chúc bạn sớm tìm được một công việc tốt nhờ vào “cửa sổ tâm hồn” ấn tượng của mình nhé.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.