adsads
Thiết kế không tên 46 1
Lượt Xem 15 K

Người hướng nội sinh tồn trong 1 tập thể nhờ vào đâu? 

Chọn đúng công việc phù hợp

Có được một công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp bạn phát huy được tối đa khả năng của bản thân và cũng là cách giúp bạn “sống đúng” với bản thân mình. Là người mang thiên hướng nội tâm, bạn nên lựa chọn công việc nào không yêu cầu bạn phải hoạt ngôn và giao tiếp thường xuyên, bạn cần cho mình tính chất công việc nghiêng về nghiên cứu, độc lập và trong không gian yên tĩnh. Lựa chọn công việc cho người hướng nội một cách đúng đắn sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong môi trường làm việc.

Có được một công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp bạn phát huy được tối đa khả năng của bản thân

Có được một công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp bạn phát huy được tối đa khả năng của bản thân

Đừng lảng tránh những cuộc trò chuyện

Mặc dù bạn sẽ không hoàn toàn cởi mở cho những cuộc trò chuyện, bạn cũng không nên tự lập ra khoảng cách với những người xung quanh. Hãy cố gắng tự nhiên và thể hiện thiện chí, một thái độ tốt sẽ là chìa khóa giúp mọi người yêu quý và thông cảm cho bạn hơn. Sẵn sàng cho những mẩu đối thoại đơn hay nhóm, bạn không cần cố gắng nghĩ ra thật nhiều điều để nói, bạn chỉ cần lắng nghe, góp vui một vài câu và biết dừng khi bản thân không còn thấy thoải mái. Tránh né giao tiếp sẽ không giúp bạn “sinh tồn” tốt hơn, nó chỉ khiến bạn ngày càng xa cách với tập thể và dần bị cô lập mà thôi.

Đừng lảng tránh những cuộc trò chuyện

Đừng lảng tránh những cuộc trò chuyện

Tập trung vào công việc

Chăm chú giải quyết từng công việc một sẽ giúp bạn hạn chế được kha khá những lần giao tiếp không muốn có. Không ai muốn làm phiền đến một người đang tập trung làm việc, vì vậy bạn sẽ có khoảng không gian và thời gian cho riêng mình. Vừa hoàn thành tốt công việc, lại vừa thuận theo tính cách của mình, tại sao không nhỉ?

Không nên suy nghĩ quá nhiều

Bạn thường đấu tranh tâm lý giữa sống đúng với bản tính hướng nội của mình với việc cố gắng hòa hợp với mọi người bằng cách “gượng ép” bản thân trong các cuộc đối thoại. Chính vì suy nghĩ quá nhiều cách để cân bằng được cả hai, bạn đã vô tình khiến bản thân căng thẳng và không thể thực hiện được cả hai! Hãy thư giãn, làm những gì mà bạn cảm thấy thoải mái nhất và thể hiện được thiện chí của mình, không ai buộc bạn phải tham gia mọi cuộc vui, vì vậy đừng quá lo lắng sẽ khiến người khác mất lòng mà dẫn đến căng thẳng, bạn nhé.

Phát huy kĩ năng lắng nghe

Nếu bạn không phải là người giao tiếp tốt thì hãy trở thành một người lắng nghe giỏi. Lắng nghe là một trong những kĩ năng cực kì cần thiết để giúp bạn gắn kết với mọi người hơn. Thay vì hoạt ngôn, bạn có thể lắng nghe những sự việc xung quanh mình với thái độ thiện chí. Nếu là người hướng nội, bạn chỉ cần chia sẻ với những người cần được chia sẻ và lắng nghe câu chuyện từ họ. Tất nhiên, lời khuyên này dành cho bạn không phải cổ súy cho việc nghe ngóng từ nhiều phía, bạn chỉ cần nghe những gì cần thiết với những ai có nhu cầu trò chuyện với bạn. Không nên vì “lắng nghe” mà tọc mạch vào những chuyện không liên quan đến mình.

Ưu điểm của người hướng nội

  • Sử dụng thời gian hiệu quả khi ở một mình: Bạn sẽ học được cách thích ứng với cuộc sống một mình ở người hướng nội. Trên thực tế, sống một mình không đồng nghĩa với cô đơn mà ngược lại, lối sống này còn giúp bồi đắp cảm xúc, sở thích và nội tâm cho chúng ta. Ngoài ra, những người này còn là những người có ý thức tự học rất tốt. Họ thường là các nhà độc giả, nhà triết học hoặc là những người làm việc liên quan đến lĩnh vực sức khỏe.
  • Khả năng hoạt động độc lập : Xuất phát từ sở thích được tự do một mình nên những NHN có xu hướng làm việc độc lập hơn. Trên thực tế, số lượng các nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ và nhà sáng chế sống nội tâm khá nhiều vì đây là những lĩnh vực đòi hỏi độ tập trung cao và cần phải biết tránh xa sự phiền nhiễu. Ưu điểm này khi áp dụng vào các bài tập thể dục hiệu quả sẽ phát huy rất tốt tính hiệu quả của các bài tập (như các bài tập chạy đường dài đòi hỏi cần nhiều sự biệt lập và khả năng tập trung).
  • Tự tìm nguồn cảm hứng: Hầu hết người sống hướng nội thích khám phá suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo cách riêng của họ. Đây là yếu tố then chốt để sáng tạo. Trong khi sự sôi nổi ở những người hướng ngoại khiến nhiều người dễ đánh giá về thành tựu của mình, những NHN nội lại nổi bật ở chỗ biết xử lý thông tin. Họ sẽ dành nhiều thời gian suy nghĩ nếu nhận thấy công việc đó cần thiết phải như vậy. Những kỹ năng này ở họ sẽ được phát huy tối đa trong lúc làm việc như lên kế hoạch, lên ý tưởng cho các dự án…
  • Biết lắng nghe là ưu điểm nổi trội giúp họ có thiên hướng làm lãnh đạo: Những NHN luôn là những người biết lắng nghe. Họ có thể không dễ tiếp cận nhưng họ luôn là người sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện của bạn. Và đó cũng là lý do khiến khả năng lãnh đạo của người hướng nội cao hơn người hướng ngoại, đặc biệt là khi cấp dưới của mình chủ động tâm tình với mình.  Một nhà lãnh đạo hướng ngoại đôi khi sẽ không bắt kịp suy nghĩ của nhân viên nhưng nhà lãnh đạo hướng nội lại không như thế. Họ sẽ lắng nghe và xử lý thông tin của nhân viên mình. Ưu điểm này ở họ đặc biệt có hiệu quả để tự tin hơn. Cách kết nối theo kiểu của người hướng nội không thích những chốn đông người mà thay vào đó, họ chỉ thích được hòa nhập vào nhóm bạn thân của mình để xây dựng các mối quan hệ sâu sắc. Đối với họ, những cuộc họp nhóm nhỏ sẽ giúp mọi người thân tình hơn và hiểu biết nhau hơn.
  • Khả năng nhẫn nhịn giỏi : Người hướng nội sẽ có thể kiên nhẫn ở nhà cả ngày để hoàn thành hoặc tìm hiểu công việc.  Không giống như mẫu hướng ngoại, những NHN sẵn sàng tự “cô lập” mình trong một thời gian dài để giải quyết công việc nếu họ thấy cần thiết. Họ thấy làm việc một mình không hề buồn tẻ mà lại rất thoải mái và thích được làm việc trong các môi trường như thế. Kết quả là, những người hướng nội có lợi thế tập trung trong một khoảng thời gian mà không bị phân tâm.

Học tập người hướng nội cách thể hiện bản thân

Yêu phiên bản “ít nổi bật” của bản thân

Nếu bạn từng có suy nghĩ, người hướng nội ngại giao tiếp và e dè khi nói lên chính kiến của mình thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thay đổi suy nghĩ đó. Bởi vì đơn giản thời điểm ấy và hoàn cảnh ấy không thích hợp để họ bày tỏ quan điểm. Họ sống và làm việc theo những nguyên tắc nhất định và bạn có thể hiểu rằng: việc khiến bản thân trở lên nổi bật giữa đám đông hoặc chủ động bắt chuyện với người lạ chưa bao giờ nằm trong từ điển của người hướng nội.

Nhưng điều quan trọng hơn hết là, họ yêu phiên bản hiện tại của mình và điều họ luôn nỗ lực để đạt được không đơn thuần là sự nổi bật, sự tán thưởng từ người khác mà là công nhận từ chính bản thân.

Một khi bạn yêu bản thân, dù là phiên bản “ít nổi bật” và còn nhiều khuyết điểm, bạn sẽ tin tưởng hơn vào tư duy của bản thân, loại bỏ tư tưởng thành kiến tiêu cực (negativity bias), những ngờ vực đối với năng lực của bản thân, từ đó tạo động lực từ những thành công “mini” và cuối cùng là bạn đủ lực, tầm, tâm để hoàn thiện những mục tiêu to lớn hơn.

Nhà quản trị bản thân tuyệt vời

Người hướng nội sử dụng khoảng thời gian “một mình” của bản thân một cách vô cùng hiệu suất. Nếu việc phải hòa mình cùng đám đông hoặc những cuộc xã giao không hơn không kém dễ dàng khiến người hướng nội cạn kiệt năng lượng, thì khoảng thời gian một mình sẽ là lúc để họ “sạc pin” và yêu thương bản thân.

Einstein, Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Steve Jobs, Barack Obama,… và 70% những người thành công ngoài kia chính là dẫn chứng đáng tin cậy cho luận điểm trên. Một nguyên tắc đơn giản trong quản trị chỉ ra rằng, trước khi quản lý người khác hoặc trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, bạn cần là một nhà quản trị bản thân trước tiên. Và nếu bạn muốn trở thành phiên bản “vĩ đại” của chính mình, hãy nghiêm túc đặt ra những mục tiêu và hướng mọi hành động và suy nghĩ của bạn vào việc đạt được nó, không cần phải là người có khả năng multi-task, giỏi xoay sở với mọi thứ, bạn có thể học tập người hướng nội khả năng tập trung và mức độ tận tâm với từng single-task của mình.

Người hướng nội sử dụng khoảng thời gian “một mình” của bản thân một cách vô cùng hiệu suất

Người hướng nội sử dụng khoảng thời gian “một mình” của bản thân một cách vô cùng hiệu suất

Người hướng nội thường rèn luyện khả năng tập trung như một bài tập “thể dục”, họ lặp lại nó mỗi ngày và biến nó thành thói quen. Hãy thử những cách sau nếu bạn là người khó tập trung trong học tập và công việc:

  • Lập to-do-list cho tháng, tuần và ngày, kiểm tra task mỗi buổi sáng
  • Chia nhỏ công việc ra thành nhiều task ngắn, có những khoảng nghỉ nhất định (5-10p) sau khi hoàn thiện 1 task.
  • Chuyên tâm vào việc thực hiện task, không xao nhãng trừ trường hợp bất khả kháng
  • Rèn luyện khả năng ghi nhớ, khởi đầu có thể là một câu quote, một bài hát, một bài thơ
  • Hãy luôn “open-minded” với những trải nghiệm mới, tập một nhạc cụ, học làm gốm, tập thêu tay,…

Chuyên gia trong lĩnh vực… lắng nghe, quan sát và phân tích

Trong một tập thể, bạn sẽ dễ dàng nhận ra một vài người hướng nội bởi thế giới có đến tận 60% người thích nói những chỉ có 40% những người thích lắng nghe và quan sát. Dù là kiểu người thích im lặng, nhưng có thể bạn chưa biết người hướng nội tận dụng khoảng thời gian im lặng đó để suy nghĩ, phân tích, sắp xếp từ ngữ và chọn cách thể hiện tốt nhất bởi 70% giá trị lời nói của một người sẽ được phản ánh thông qua cách người đó thể hiện nó.

Có một thống kê chỉ ra rằng, với một cuộc họp ngắn, bạn chỉ nên phát biểu 3 lần, nhưng 3 lần phát ngôn này phải thật chất lượng, và người hướng nội luôn áp dụng nguyên tắc này để thể hiện bản thân mình một cách tinh tế thay vì sỗ sàng, sáo rỗng hay tổn thương người khác bằng lời nói thiếu suy nghĩ của mình.

Nếu bạn muốn trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực này, hãy thử xem qua những tips sau đây:

  • Tập quan sát một sự việc, hiện tượng, từ đó phân tích và dự đoán những chuyển động tiếp theo của nó. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng phản ứng trước những hành động có thể diễn ra, và có thể làm chủ cuộc giao tiếp.
  • Lắng nghe có trọng tâm và chọn ra những keyword. Cũng giống như luyện bài Listening của bài test IELTS hoặc TOEIC, bạn nên lắng nghe một cách tập trung, tránh xao nhãng và nhận diện sai vấn đề. Trong một câu nói, sẽ luôn có một vế chính và một vế bổ trợ, hãy nắm bắt vế chính, đặt câu hỏi với bản thân và đặt vấn đề với những người đối diện nếu bạn không thể lý giải cho nó hoặc cần thể hiện quan điểm.
  • Ted Talk là một kênh luyện lắng nghe hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe bài diễn thuyết của họ, quan sát ngôn ngữ cơ thể và quan trọng hơn hết và phân tích những nội dung nghe được. Hãy bắt đầu với những chủ đề xã hội, cảm xúc trước khi đến với những chủ đề khoa học, thiên văn. Dù các chủ đề có hơi khó hiểu ở giai đoạn đầu nhưng bạn sẽ học được “flow” họ phân tích và thấu hiểu các vấn đề.

Khả năng tự động viên 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, người hướng nội nhạy cảm, dễ tổn thương nhưng lại có khả năng tự “bình phục” cao hơn người khác, hơn thế nữa, những cảm xúc tích cực từ bên trong chính họ sẽ đóng vai trò như một loại “vắc xin” chống trả lại những cảm xúc tiêu cực bị tác động bởi bên ngoài.

Với mỗi thử thách gặp phải, họ thường có mức độ học hỏi và tiếp nhận cao, không thể phản hồi nhanh với những tác động đó như người hướng ngoại, họ chậm chạp thấu hiểu “đối thủ”, sẽ có lúc bị ăn mòn bởi những cảm xúc tiêu cực của chính mình nhưng rồi cơ chế cảm xúc sẽ tự tạo ra một cú twist đột phá và trở lại với phiên bản trưởng thành hơn.

Luôn thắng trong trận chiến điều khiển cảm xúc

Bạn sẽ khó tìm thấy một người hướng nội thích nổi giận và cáu gắt, một phần bởi vì họ chậm chạp trong quy trình tiếp nhận và phản hồi tác động từ bên ngoài, một phần vì người hướng nội giỏi kiềm chế cảm xúc của bản thân và họ e ngại những lời nói được thốt ra theo phản xạ, ít trau chuốt trong câu chữ hoặc ý tứ chưa rõ ràng sẽ dễ dàng làm tổn thương người nghe. Khi đối mặt với một cuộc tranh cãi, họ thường ít có xu hướng làm “đau” người khác và nguyên tắc feedback luôn là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Những người bạn, người đồng nghiệp đáng tin cậy

Chúng ta luôn có xu hướng tin tưởng những người ít nói và giỏi lắng nghe khi chia sẻ những mẩu chuyện mang tính riêng tư. Và người hướng nội chính là điển hình của kiểu người thích-lắng-nghe mà mọi người đang tìm kiếm. Thay vì đưa ra những lời khuyên theo quan điểm chủ quan, phiến diện của bản thân, họ thường yên tĩnh và nhìn vấn đề theo nhiều hướng khác nhau để có thể đưa ra một lời khuyên khách quan nhất. Không thể hiện bản thân theo cách sẵn sàng tiếp nhận mọi câu chuyện của đồng nghiệp hoặc thân thiện quá mức với người đồng nghiệp mới, họ sẽ khiến chúng ta tin tưởng theo cách họ đủ mức độ đồng cảm để có thể thấu hiểu và ủng hộ mọi quyết định của chúng ta.

Không có bất cứ cá thể nào là hoàn hảo giữa 8 tỷ người, bởi cuộc sống hay môi trường công sở đều sẽ có rất nhiều những lĩnh vực khác nhau, có người là chuyên gia trong lĩnh vực này nhưng là “gà mờ” trong lĩnh vực khác và ngược lại, có người là thầy thì cũng có người là thợ,, cũng tương tự như việc, có người giỏi giao tiếp thì cũng có người giỏi lắng nghe và phân tích. Quan trọng là cách chúng ta học hỏi lẫn nhau, trau dồi mỗi ngày để biến sở đoản thành sở trường và trên hết là khiến chúng ta trở thành phiên bản tuyệt vời nhất của bản thân.

>Bạn không cần quá căng thẳng vì tính cách hướng nội của mình. Hiểu được bản thân mình muốn gì và cần gì, tự khắc bạn sẽ biết cách hòa hợp giữa một tập thể. Các lời khuyên trên sẽ giúp bạn phần nào đỡ lo lắng về cách “sinh tồn” trong tập thể. Chọn lựa một công việc phù hợp cùng với thái độ tích cực, bạn chắc chắn sẽ không bị cô lập giữa một tập thể.

— HR Insider —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers