adsads
shutterstock 2123293271 1
Lượt Xem 3 K

Nhận được phản hồi liên tục

Khi đi làm, dù là nhân viên lâu năm hay nhân viên mới, ai cũng cần người có thể thẳng thắn chỉ ra những lỗi sai của mình. Có thể đối với những người đồng nghiệp khác, bạn sẽ ít nhận được những lời khuyên sâu sắc. Nhưng, khi bạn ngồi cạnh sếp, bạn sẽ là người được sếp “ưu ái” quan sát trong suốt giờ làm việc.

Cũng chính vì vậy, bạn sẽ nhận được lời góp ý chuyên môn hay những lời nhận xét thẳng thắn ngay lập tức. Với kinh nghiệm dày dặn trong nghề, sếp sẽ nhắc bạn sửa những lỗi nhỏ nhặt tới việc chỉ dẫn những công việc chuyên môn cho bạn. Mặt khác, việc ngồi cạnh sếp sẽ giúp bạn được sếp đào tạo 1-1 mà không quá lo lắng trong việc phải tự bơi trong mớ kiến thức khô khan.

Có thể bạn sẽ cho rằng, việc sếp chú ý vào những tiểu tiết khiến bạn khó chịu. Nhưng, những lỗi tưởng chừng rất nhỏ nhặt lại khiến cho công việc của bạn không được suôn sẻ. Để chuyên nghiệp hơn trong công việc của mình, bạn cần phải chú ý những lỗi tưởng chừng nhỏ nhất, ví dụ: cách bạn trình bày văn bản, cách bạn làm báo cáo kết quả tháng hay ngay cả chính cách bạn viết mail,… Những lỗi tưởng chừng nhỏ nhặt không ai chú ý, nhưng khi bạn cẩn thận từng chi tiết như vậy, bạn cũng thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình trong công việc.

Cải thiện năng suất làm việc

Nếu như lúc trước, bạn gặp khó khăn trong việc muốn xin ý kiến của sếp bởi vì sếp khó lòng sắp xếp thời gian dành cho bạn. Nên khi bạn ngồi cạnh sếp, bạn có thể trao đổi với sếp về những vấn đề quan trọng và gấp gáp mà không lo sếp mất tích. Việc xin ý kiến được đẩy nhanh, đồng thời giúp tiến độ công việc được thuận lợi hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, việc ngồi cạnh sếp sẽ giúp bạn tập trung vào công việc của mình hơn, thay vì dành thời gian đó vào những thứ gây mất tập trung và tốn thời gian như lướt mạng xã hội, chơi game, nhắn tin,…. Áp lực của việc ngồi cạnh sếp sẽ giúp bạn hoàn thành hết tất cả các đầu công việc trong ngày mà không lo sếp hỏi tại sao mình không làm việc.

Kết nối với mọi người

Mọi người thường cho rằng ngồi cạnh sếp, bạn không dám trò chuyện với đồng nghiệp của mình nữa. Và, bạn sẽ đánh mất dần các mối quan hệ thân thiết của mình trong công ty.

Nhưng trên thực tế, việc ngồi cạnh sếp, bạn vừa có thể nghe sếp nói về những vấn đề quan trọng, mật thiết trong công ty vừa có thể trao đổi với sếp về những dự án lớn- nhỏ của tổ chức. Thậm chí, bạn vẫn có thể nói chuyện về sở thích cá nhân, gia đình hay những chuyện thời sự xã hội. 

Không những thế, việc ở cạnh sếp suốt 8 tiếng đồng hồ khiến sếp chú ý tới bạn. Ngồi ở vị trí này, nhân viên có thể xây dựng được mối quan hệ gần gũi với sếp. Ngay cả việc làm quen được với nhiều đồng nghiệp khác nữa, bởi vì họ được đặc quyền thân với sếp, được lắng nghe những nhu cầu và được sếp cố vấn trực tiếp khi cần thiết. Và, quan trọng hơn hết là sếp sẽ giúp bạn định hướng tương lai cho bản và dễ dàng có được cơ hội thăng tiến trong công ty.

Giải pháp cải thiện tình hình

Nếu như bạn thực sự không thích chỗ ngồi cạnh sếp của mình, bạn đã cố gắng tìm cách truyền đạt nhưng bạn không được đáp ứng, thì bạn nên học cách cải thiện vấn đề dù chỗ ngồi làm việc quyết định tới tâm trạng và năng suất của bạn.

Một khuôn mặt cau có cùng với tâm lý ủ dột sẽ khiến thời gian làm việc của bạn trở khó khăn hơn bao giờ hết. Thay vì giữ tâm trạng của mình không vui vẻ, bạn có thể thử một vài cách dưới đây để cải thiện tình hình:

  • Trang trí góc làm việc của mình bằng món bạn yêu thích, như: một lọ hoa nhỏ, một chậu cây xương rồng, tấm ảnh bạn yêu thích những hay những tờ giấy ghi câu quotes truyền cảm hứng. Bất cứ thứ gì có thể làm cho tâm trạng tốt hơn khi nhìn thấy chúng. Nhưng, bạn cần lưu ý việc không nên để bàn làm việc của mình quá bừa bộn. Điều này chỉ khiến tâm trạng của bạn tuột dốc không phanh.
  • Chuẩn bị một chiếc tai nghe và lắng nghe những bản nhạc không lời, việc này cải thiện sự tập trung khi làm việc. Tất nhiên, bạn cũng cần chú ý tới việc không nên để tiếng quá to, sẽ gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
  • Nghỉ giải lao một chút. Trong thời gian làm việc của bạn, bạn nên có những khoảng thời gian đứng dậy và đi lại để thư giãn đầu óc. Trong lúc đó, bạn có thể gặp đồng nghiệp của mình và cả hai có thể trao đổi một chút với nhau. 
  • Trò chuyện với sếp. Không nhất thiết chỉ được nói chuyện về công việc với sếp, bạn hoàn toàn có thể trao đổi với sếp về những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày của mình. Biết đâu, sếp sẽ là người đưa cho bạn những lời khuyên chân thành nhất.

Xem thêm: Những tác hại khó lường của việc sử dụng “của công” thành “của riêng”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers