adsads
Shutterstock 2194387465 1
Lượt Xem 379

Khởi động

Bất kể bạn cảm thấy thế nào, trong tình huống này cần nhất là một thái độ tích cực. Hãy vui vẻ khi gặp sếp mới, bày tỏ sự ủng hộ. Hãy nhớ rằng thái độ tích cực của bạn bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của bạn sau này. Bạn chắc chắn sẽ không muốn bị ghim bởi thái độ không tốt ngay từ lần đầu gặp gỡ “sếp mới” đúng không nào.

Chấp nhận sự thật 

Lúc này rất có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì người đồng nghiệp trước đây từng “ganh đua” với mình nay bỗng chốc đã trở thành sếp của bạn. Hãy bình tĩnh, đừng để các tình huống giàu cảm xúc khiến bản thân bị mất tầm nhìn bao quát lẫn quan điểm. Bạn vẫn còn cả một công việc đáng trông đợi phía trước. Thay vì đặt ra hàng loạt tình huống tiêu cực hay than trách hoàn cảnh, hãy giải quyết các câu hỏi như “mình có thể làm gì để khắc phục tình huống này?”. 

Cởi mở đón nhận những thách thức mới, biết đâu được ở môi trường làm việc mới, mối quan hệ của hai người sẽ tốt lên thì sao. Những hiềm khích trước đây có thể xuất phát từ việc khác biệt tính cách hay mâu thuẫn trong công việc, tuy nhiên hãy phân biệt rạch ròi với môi trường mới ở công việc mới. Đừng để những định kiến trước đây gây ảnh hưởng tới công việc sắp tới nhé. 

Lập kế hoạch giao tiếp 

Hãy gặp sếp và có những cuộc trao đổi thẳng thắn, giải quyết các mâu thuẫn trước đây nếu có. Việc rõ ràng từ đầu các vấn đề cá nhân sẽ giúp cả hai người dễ dàng hơn trong công việc sau này rất nhiều. Hãy nhớ rằng xây dựng lại mối quan hệ mới hòa thuận sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn mãi chìm sâu vào cảm giác đố kị và khó chịu với người khác.

Bỏ qua sự việc và cư xử bình thường

Trong một vài tình huống, dù đã nói chuyện thẳng thắn để giải quyết mâu thuẫn, quan hệ của đôi bên vẫn rất gượng gạo. Điều này có thể do hai người vẫn để chuyện cũ ở trong lòng và dè chừng nhau dẫn đến sự mất tự nhiên trong giao tiếp. 

Vì vậy, sau khi cả hai đã giảng hòa, hãy xem tiếp tục công việc với cương vị là nhân viên và sếp như bình thường. Những mâu thuẫn với đồng nghiệp trong công việc cũ là điều khó tránh khỏi, và ai cũng có thể mắc sai lầm. 

Tránh lặp lại sai lầm

Cùng với một người, chắc chắn bạn sẽ không muốn lặp lại những sai lầm từng gặp trong quá khứ đúng không nào. Lưu ý những điều trước đây đã từng khiến 2 bạn mích lòng, nắm được những đặc điểm trong cách làm việc của sếp cũng sẽ giúp bạn tránh nhiều rắc rối đó. 

Không thể phủ nhận những lợi ích khi có mối quan hệ gắn bó với sếp hoặc đồng nghiệp mới từ trước, tuy nhiên những tình huống oái oăm như trên phát sinh cũng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên bất kể tình huống khó khăn nào cũng sẽ có cách giải quyết. Hãy đặt những mục tiêu rõ ràng cho công việc, tránh để những cảm xúc cá nhân tiêu cực làm ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn sắp tới. 

Xem thêm: Với những câu hỏi phỏng vấn này, đừng chỉ trả lời rập khuôn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

Mất động lực đi làm vì công ty quá...yên bình

Môi trường làm việc yên bình, không áp lực, không xung đột thường được xem là lý tưởng đối với nhiều người. Đây là nơi...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường...

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành...

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

Mất động lực đi làm vì công ty quá...yên bình

Môi trường làm việc yên bình, không áp lực, không xung đột thường được xem...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được...

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers