Sau đây, HR Insider sẽ giới thiệu với các bạn 1 số kinh nghiệm & mẹo giúp bạn tìm cho mình một lý do phù hợp để có thể xin cấp trên của mình vắng phép một cách có lý lẽ. Suy cho cùng, ai rồi cũng phải cần 1 chút nghỉ ngơi để sạc lại năng lượng trước khi tiêp tục với những áp lực & bộn bề công việc.
Ngưng cáo ốm, hãy xin vắng phép thật sự!
Cây kim ở trong bọc lâu ngày thì cũng lòi ra. Bạn không thể xin vắng phép với việc bị ốm mãi được (cấp trên sẽ tưởng rằng bạn có tiền sử “nhạy cảm” với thời tiết mất!”. Thay vào đó, hãy thử nghĩ đến các lý do sau – vừa hợp tình vừa hợp lý, nhưng cũng không quá ư là “nhạy cảm” để khiến cấp trên ký duyệt đơn nghỉ phép cho bạn không cần phải đắn đo suy nghĩ:
- Gia đình bạn có việc đại sự
- Xe của bạn bị hư tổn nặng nề
- Con trẻ của bạn cần được đi khám sức khoẻ
- Đi khám nội soi
- Bạn có hẹn với nha sĩ/bác sĩ để tái khám
Hãy nhớ rằng: đơn giản là thượng sách. Đừng viện cớ một cách dài dòng với cấp trên của mình. Họ sẽ mặc định rằng bạn đang soạn ra một bài “diễn văn” và học thuộc nó để trình bày với họ. Khả năng bạn nhận được cái lắc đầu từ chối là rât cao. Ngắn gọn súc tích là điều cốt lõi. Bên cạnh đó, cũng đừng quên thông báo với cấp trên & đồng nghiệp về thời gian bạn vắng phép sớm nhất có thể để không ảnh hưởng đến công việc tập thể.
Những lý do cáo ốm “vô vị” nhất mọi thời đại!
Vô vị không phải vì chúng thiếu logic. Vô vị vì đây là những lý do “ai nghe cũng thừa sức biết là bạn đang nói dối”. Một số trong số đó thì quá ư là phức tạp, số còn lại thì không đáng để bạn phải dành hẳn 1 ngày đi làm để nghỉ ngơi.
Hãy cân nhắc & hạn chế tối đa khi sử dụng chúng nhé.
- Thú cưng của bạn tắt đồng hồ báo thức khiến bạn không nghe được tiếng chuông
- Bị cảnh sát bắt
- Nhức đầu
- Bị hangover sau bữa chén thâu đêm
- Điện thoại của bạn bị mất
- Văn phòng của bạn quá nóng/quá lạnh
- Bạn hơi quá chén từ bữa tiệc đêm trước
- Hội chứng PMS
Điều cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất: Hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội. Nếu như bạn đã quyết tâm “nghỉ ốm”, hãy cố gắng tỏ ra nghỉ ốm cho trót. Tắt tất cả các mạng xã hội của mình, hạn chế hoạt động khi không cần thiết. Bạn không biết là sếp của mình hay những người đồng nghiệp “tốt tính” có thể ghé thăm bạn và kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bạn và hệ quả của hiện tượng mang tên “lời ra tiếng vào” đâu.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.