adsads
y thác công việc
Lượt Xem 3 K

Là “cha đẻ” của hơn 150 công trình nghiên cứu học thuật cao cấp và với hơn 9 năm kinh nghiệm làm biên tập viên báo Cognitive Science, ông Art Markman – Giáo sư ngành Tâm lý học và Marketing tại trường Đại học Texas, Austin đã chia sẻ lí do tại sao phong cách quản lý hay đi cùng với sự ủy thác công việc lại không được các nhà tâm lý học khuyến khích nếu trước đó cấp trên chưa trực tiếp định hướng, hướng dẫn cho nhân viên của mình.

Ở cương vị của mình, công việc chính của Art Markman là đào tạo ra những tiến sĩ tương lai. Ông cho biết, đối với các ngành về Tâm lý và Khoa học, sinh viên thường được giao một dự án nghiên cứu rồi tự trau dồi các kĩ năng từ quá trình thực hiện. Những dự án này sẽ xoay quanh việc nghiên cứu chi tiết một vấn đề bất kì và sinh viên sẽ được các giáo sư hướng dẫn từng bước để xây dựng và triển khai dự án của chính mình. Trong mỗi bước, từ khâu thiết kế và phát triển ý tưởng đến phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả đều cần sự giám sát kĩ lưỡng. Để tiết kiệm thời gian và công sức, các sinh viên này có thể chọn thuê người làm giúp vài phần việc thay vì tự mình làm hết từ đầu đến cuối. Nếu trường hợp đó xảy ra, thì ai sẽ là người đào tạo những thế hệ nhà khoa học tiếp theo?

 

Đối với các nhà quản lý với khối lượng công việc quá lớn, hay đi công tác xa và cần người thay mình theo dõi những công việc cần thiết thì phong cách ủy thác kia có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, khâu khó nhất của sếp là “chọn mặt gửi vàng” và kì vọng vào một kết quả công việc như ý. Vậy nên đã có rất nhiều trường hợp một số nhà quản lý miễn cưỡng giao phần trách nhiệm của mình cho người thiếu năng lực.

Khâu khó nhất của sếp là “chọn mặt gửi vàng” và kì vọng vào một kết quả công việc như ý.

Lối suy nghĩ này thật sự có vấn đề. Việc ủy thác những đầu việc mới, có độ khó cao cho người khác chỉ nên là trường hợp bất đắc dĩ và không còn sự lựa chọn nào khác nếu các nhà quản lí không muốn chính mình sau cùng phải tự giải quyết mọi thứ. Từ đó cho thấy rằng, chỉ có những nhà quản trị thật sự mới có thể hoàn thành trách nhiệm của mình một cách năng suất và hiệu quả hơn so với những người chưa bao giờ được làm “việc của sếp”.

 

Ngoài ra, chuyện ủy thác cho nhân viên những việc mà chỉ có sếp mới hiểu cách làm còn vô tình khiến nhân viên chẳng những không học được gì từ nó mà còn thất bại. Hãy nghĩ xem, có bao giờ huấn luyện viên lại để cho những vận động viên điền kinh tham gia tranh tài ở các cuộc thi lớn mà không yêu cầu họ tập luyện với tần suất cao trước đó? Nhà quản trị cũng vậy, trước khi giao một công việc hoàn toàn mới cho cấp dưới mà chưa chỉ bảo kĩ lưỡng thì rất hiếm khi đầu việc đó đạt được kết quả đúng mong đợi. Nghiêm trọng hơn, điều này đôi khi còn vô tình làm tổn hại tinh thần của nhân viên khi họ phải chịu áp lực trước cái nhìn tiêu cực của những người xung quanh về khả năng làm việc của họ nếu lỡ may không làm bạn hài lòng cho một công việc vốn không phải của họ.

Có bao giờ huấn luyện viên lại để cho những vận động viên điền kinh tham gia tranh tài ở các cuộc thi lớn mà không yêu cầu họ tập luyện với tần suất cao trước đó?

 

Có thể nói, trách nhiệm quan trọng nhất của một nhà quản trị chính là đào tạo và phát triển nhân viên. Một khi đã xem bản thân là một người thầy tận tâm thay vì thay vì là một người sếp quyền lực, các nhà quản lý sẽ tự nhiên cảm nhận được mình cần phải có trách nhiệm với cấp dưới.

Một khi đã xem bản thân là một người thầy tận tâm thay vì thay vì là một người sếp quyền lực, các nhà quản lý sẽ tự nhiên cảm nhận được mình cần phải có trách nhiệm với cấp dưới.

 

Bên cạnh đó, đối với những nhân viên có dành nhiều nỗ lực trong công việc và có năng lực tốt, cấp trên cũng nên tạo nhiều cơ hội cho họ được thử sức những công việc mới nhiều thử thách hơn, tất nhiên là rất cần sự định hướng và quan sát của một người thầy như bạn.

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers