• .
adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 11 K

Theo số liệu thống kê từ tạp chí Kiến trúc (Architect magazine), nghề kiến trúc sư vẫn luôn là nghề nghiệp có thu nhập bình quân nằm trong top có mức lương “khủng”. Kiến trúc sư nổi tiếng – Norman Foster, người sở hữu một trong những văn phòng kiến trúc quan trọng nhất thế giới “Fosters and Partners” chiếm vị trí thứ 325 top những người giàu nhất nước Anh, tài sản của ông lên đến 250 triệu bảng Anh. Với cơ hội nghề nghiệp đầy hấp dẫn như thế, kiến trúc sư vẫn luôn là lựa chọn “trong mơ” của rất nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo hiện nay.

 

#1 Lương khởi điểm đáng mơ ước

Không phải ngành nào khi mới ra trường cũng nhận được mức lương hấp dẫn đáng mong đợi. Nhưng riêng với ngành kiến trúc sư, con số lương khởi điểm sẽ khiến nhiều ngành nghề khác phải ghen tị. Cụ thể, với những kiến trúc sư mới ra trường đảm nhận các việc như vẽ 3D, phối cảnh, concept hoặc triển khai cấu tạo, mức lương từ 8 đến 10 triệu là hoàn toàn có thể! Khi đã tích góp được khoảng trên 5 năm kinh nghiệm và đảm nhiệm các vị trí cao như Kiến trúc sư chủ trì, Design Manager, mức lương sẽ dao động lên đến 30-45 triệu. Ngoài ra, với những dự án lớn, kiến trúc sư còn được “hưởng” thêm những trợ cấp đặc biệt như phí tư vấn, phí môi giới, phí quản lý,… cùng nhiều lợi ích hấp dẫn khác.

 

#2 Học kiến trúc – Không lo thất nghiệp!

Được ví như những nhà Toán học có tâm hồn lãng mạn giàu sáng tạo, kiến trúc sư phải là người có thể dung hòa được giữa khối óc thẩm mỹ và tính logic để cho ra đời những sản phẩm công trình có tỉ lệ vàng hoàn hảo. Nhu cầu của ngành ngày một tăng trong khi nhân tài thì đang cực “hiếm” chính là lí do khiến ngành học này chưa bao giờ hết “hot”. Ngay từ khi năm 3, các kiến trúc sư đã được các công ty lớn để mắt đến. Khi đã tích góp được trên chục năm kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tin hoạt động riêng lẻ hoặc tự thành lập công ty của mình. Không chỉ thế, ngoài công việc thiết kế, các kiến trúc sư còn có thể nhận thêm nhiều việc lẻ khác như vẽ phối cảnh, thiết kế sản phẩm, tư vấn ý tưởng,… để kiếm thêm thu nhập cá nhân.

 

#3 Chỉ 01 dự án, xả láng cả năm!

Nghề kiến trúc sư – Tập 2: Làm giàu không khó! Nghề nghiệp "trong mơ"!

Số tiền nhà đầu tư trả cho kiến trúc sư trong một dự án là vô cùng cao. Kiến trúc sư càng giàu kinh nghiệm, con số này lại càng “khủng”. Nhiều người chỉ cần thực hiện một công trình nhưng có thể thảnh thơi nghỉ “xả hơi” cả năm dài. Kiến trúc sư có toàn quyền thoả thuận với khách hàng của mình trong tương quan kinh phí và nội dung công việc; hoặc tuỳ từng đối tượng khách hàng mà đưa ra giá phù hợp. Tùy theo mức độ cung – cầu thị trường mà dịch vụ thiết kế kiến trúc cũng phải linh hoạt và nương theo từng hoàn cảnh, thời điểm. Do đó, thiết kế phí của kiến trúc sư hoàn toàn linh động và đầy hấp dẫn.

 

#4 Triển vọng tương lai dài hạn

Theo nghiên cứu từ Forbes, kiến trúc sư vẫn là một trong những ngành nghề hot trong khoảng từ 5 – 10 năm nữa. Cơ hội việc làm của ngành vô cùng đa dạng, nhiều sự lựa chọn. Số lượng công trình kiến trúc ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng tăng theo, tạo ra vô số việc làm cho ngành kiến trúc xây dựng. Chính vì lí do này, các kiến trúc sư hoàn toàn có thể an tâm về triển vọng nghề nghiệp trong dài hạn, cũng như tiềm năng phát triển của ngành trong nhiều năm đến.

 

#5 Cơ hội làm việc tại môi trường quốc tế

Không chỉ có cơ hội được làm việc tại các công ty kiến trúc đa quốc gia, các kiến trúc sư tài năng với kinh nghiệm dày dạn và được đào tạo chuyên nghiệp còn có tiềm năng phát huy sở trường ở toàn cầu. Tại nhiều quốc gia tiên tiến như Singapore, Nhật, các nước châu Á phát triển hiện thu hút rất nhiều kiến trúc sư từ nước ngoài, thậm chí những nước như Mỹ và Châu Âu. Nhiều chính phủ các nước còn thậm chí đưa ra mức lương “triệu phú” để đưa nhân tài kiến trúc về làm việc cho nước mình. Do đó, đừng ngạc nhiên khi bước chân vào con đường kiến trúc hào hoa này, bạn nhận được cơ hội cầm lấy cuốn hộ chiếu trở thành Công dân toàn cầu!

Nghề kiến trúc sư có nhiều lợi ích tuyệt vời mà không phải nghề nào cũng có được. Nhưng liệu phấn đấu để có được danh hiệu kiến trúc sư có phải là chuyện dễ dàng? Hãy đón đọc Kì cuối của series Giải Mã Ngành Kiến Trúc Sư để khám phá ngay những yếu tố quan trọng để trở thành một kiến trúc sư nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

                                                      Series Giải mã ngành                                                                    
Những câu chuyện thực tế tại chốn “nương thân”, những tâm sự mỏng thầm kín được HRInsider gom nhặt từ các anh hùng bốn phương đa ngành để viết nên chuỗi Series “Giải mã ngành”, giải bày nỗi lòng và truyền đạt bí kíp sống “dĩ hòa vi quý” cho tất cả các môn phái nơi kinh thành.

 


Tìm hiểu ngay những công việc Kiến trúc sư với mức lương cực hấp dẫn tại VietnamWorks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tối ưu lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển cùng VietnamWorks AI

Trong hành trình tìm việc, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao hồ sơ của mình lại không được chú ý?”. Khi mỗi tin...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường...

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành...

Đối phó với đồng nghiệp "có tật" hay soi màn hình máy tính

Trong môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Bài Viết Liên Quan

Tối ưu lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển cùng VietnamWorks AI

Trong hành trình tìm việc, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao hồ sơ...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được...

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng...

Đối phó với đồng nghiệp "có tật" hay soi màn hình máy tính

Trong môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đóng...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers