Câu chuyện “bén duyên” với ngành Sales
Hiện nay, ngành Sales đang trở thành lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ mới ra trường hoặc thậm chí là các anh chị đã đi làm được vài năm. Mỗi ngành nghề có những giá trị khác nhau. Tuy nhiên khi đến với ngành Sales, điều mà hầu hết mọi người mong đợi chính là một môi trường làm việc năng động, mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển bản thân. Nhiều người lựa chọn nghề này không phải là do định hướng hay ngành học, mà đôi khi lại chính là một cái duyên, vì hợp mà ở lại và gắn bó với nghề. Cùng thử khám phá ngành Sales dưới góc nhìn của những “người nhà nghề” nhé.
Những hiểu lầm về ngành Sales
Sales luôn được coi là “nghề mặc định sau cùng”, nghĩa là phần lớn mọi người tìm đến nghề này vì đó là giải pháp cuối khi không thể xin được công việc nào khác. Đây cũng là nghề có tỷ lệ “ra – vào” rất cao, mà một trong những lý do chính xuất phát từ những cách nghĩ không đúng về nghề Sales. Những hiểu nhầm đó đã ăn sâu, và thậm chí truyền từ người có trải nghiệm trước cho người mới vào sau.
Ai cũng có thể làm Sale
Một định kiến phổ biến về nghề Sales đó là bất kì ai cũng có thể làm nghề này kể cả họ không có kinh nghiệm. Trên thực tế vì bộ phận Sale thường chiếm phần lớn nhân sự trong công ty, từ 50% thậm chí là 70%, vậy nên nhu cầu tuyển dụng vị này trong các tổ chức là rất cao. Tình trạng người ra, người vào liên tục là điều rất dễ thấy, việc tìm kiếm được một nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm lại chẳng dễ dàng. Do đó nhiều công ty quyết định tuyển nhân sự mà không yêu cầu kinh nghiệm. Tuy nhiên đã gắn bó và phát triển với nghề đòi hỏi ở các bạn không chỉ kiến thức, năng động mà cả sự chăm chỉ. Thiếu những tố chất trên, sẽ không dễ dàng để bạn bắt đầu làm Sales.
Nghề nghiệp dành cho những người “không có trình độ”
Chia sẻ từ Chị Ngọc Anh, Branch Head GenE Hanoi tại Generali Vietnam, người đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành Sales Bảo hiểm: “Rất nhiều bạn khi chưa tìm hiểu và hiểu rõ nghề cho rằng Sales thường là những người “xảo ngôn”, không cần trình độ, công việc không ổn định, khó thăng tiến. Nhưng thực tế, để thuyết phục được khách hàng, Salesman luôn học hỏi và tiếp thu kiến thức mới, nâng cao kỹ năng của bản thân mỗi ngày. Tuy nhiên các bạn phải biết rằng, trước mỗi cuộc gặp gỡ, trao đổi với khách hàng, người làm Sales đều phải nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng để biết họ muốn gì, sản phẩm của mình sẽ giúp họ giải quyết vấn đề gì. Từ đó các bạn mới có thể đưa ra giải pháp giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn, vấn đề gặp phải. Rồi trong quá trình gặp gỡ khách hàng, các Salesman cũng phải luôn tinh tế, sử dụng những kỹ năng, vốn sống của mình để “bắt” được tâm lý khách hàng, để “cảm” xem họ đang thấy thế nào, khách hàng đã hài lòng với giải pháp mình đưa ra hay chưa.”
Qua những điểm mà chị vừa nêu ra ở trên về một Salesman, đến đây chắc chắn các bạn đã phần nào hình dung được những đòi hỏi thật sự để có thể theo đuổi ngành Sales, không chỉ ở kiến thức sâu rộng mà đằng sau đó còn là sự logic chặt chẽ. Với chị, người làm sales không chỉ là người bán hàng mà chính là người giúp khách hàng “chữa bệnh”.
Nghề Sales mang đến những cơ hội gì?
Với mỗi ngành nghề sẽ đều mang đến một giá trị nhất định cho bản thân người làm việc và cho xã hội. Chị Ngọc Anh cũng cho hay:
“Trước là về kết nối xã hội, vì Sales Bảo hiểm là ngành khá đặc thù, những người có thu nhập càng cao họa càng quan tâm đến sức khỏe. Trong quá trình làm việc và tiếp xúc với những anh chị ở những chức vụ cao khác nhau, chị nhận được rất nhiều kiến thức kiến thức kinh doanh, vốn sống và kinh nghiệm mà họ tích góp được trong nhiều năm làm việc.
Nghề Sales còn rèn luyện cho chị khả năng không ngừng học hỏi và trao dồi bản thân. Qua nhiều năm công tác, chị đã cải thiện rất nhiều các kỹ năng về giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, giải quyết các vấn đề đòi hỏi tư duy logic, đó là những kỹ năng “sống còn” giúp chị “tồn tại” được trong ngành Sales.
Về mặt tài tính, công việc Sales Bảo hiểm đã mang lại cho chị mức thu nhập cao mà trước đây chị chưa từng nghĩ tới khi chị còn ở độ tuổi khá trẻ. Chị đã có thể đạt đến thu nhập 9 con số trong 1 tháng nhờ công việc này.”
Có thể thấy, chuyện chọn nghề đôi khi sẽ đi kèm với sự đánh cược. Với nghề Sales cũng vậy, sẽ có những khó khăn nhất định mà bạn cần trải qua. Con đường theo đuổi ngành Sales, dẫu không “trải đầy hoa” nhưng nếu các bạn đủ cố gắng, VietnamWorks tin rằng nhiều “mật ngọt” vẫn đang đợi các bạn tới và gặt hái.
Xem thêm: Giải mã ẩn số khác biệt giữa Business Development và Sales là gì?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.