Kỹ thuật phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Bạn đang muốn tìm hiểu ngành kỹ thuật phần mềm là gì và xu hướng nghề nghiệp này trong tương lai? Vậy thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về ngành học đầy hứa hẹn này.
1. Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?
Kỹ thuật phần mềm là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật liên quan đến việc phát triển và bảo trì các ứng dụng phần mềm. Cụ thể, nó bao gồm các hoạt động như quản lý dự án, phân tích vấn đề, kiểm tra, thử nghiệm và triển khai sản phẩm. Trong lĩnh vực này, người ta sử dụng các giải pháp công nghệ cao để tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm chất lượng.
Kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Đây cũng được coi là một bộ phận đóng vai trò then chốt trong các công ty, doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao.
2. Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm cần học những môn gì?
Để theo đuổi được lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, bạn cần có nền tảng kiến thức về sản xuất phần mềm. Nhìn chung, chuyên ngành kỹ thuật phần mềm thường bao gồm những môn học như:
Lập trình
Đây là môn học cơ bản và cũng là môn học quan trọng nhất trong chuyên ngành phát triển phần mềm. Theo đó, sinh viên sẽ được học các kiến thức về lập trình, ngôn ngữ lập trình, viết mã và phân tích mã lập trình,…
Cấu trúc dữ liệu – giải thuật
Môn học này giúp sinh viên trong ngành hiểu được cách thiết kế cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Từ đó giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật phần mềm.
Cơ sở dữ liệu
Sinh viên chuyên ngành phát triển phần mềm sẽ được học các kiến thức về cơ sở dữ liệu, cảm biến dữ liệu, database design, bảo mật dữ liệu,… Đây chính là nền tảng kiến thức quan trọng mà họ có thể áp dụng rộng rãi trong tương lai.
Phát triển phần mềm
Đây là môn học tổng hợp giúp sinh viên hiểu rõ các quy trình phát triển phần mềm, từ việc phân tích vấn đề đến thiết kế và triển khai thực hiện. Trong quá trình học trên ghế nhà trường, các bạn sẽ được trải nghiệm và tham gia vào các dự án thực tế, đảm bảo xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc trước khi bước chân vào thị trường lao động.
Kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm là môn học giúp sinh viên biết cách tìm kiếm và phát hiện ra các lỗi của phần mềm. Từ đó, đảm bảo rằng phần mềm vận hành một cách chính xác, đúng và đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoại ngữ
Khi học ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên cần phải rèn luyện về khả năng ngoại ngữ của mình, đặc biệt là tiếng Anh. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi hầu hết các tài liệu chuyên ngành đều viết bằng ngôn ngữ này. Sở hữu trình độ ngoại ngữ tốt cũng là lợi thế giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng.
3. Kỹ năng cần có của một nhân viên kỹ thuật phần mềm
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, để thành công trong ngành kỹ thuật phần mềm, các bạn cần trang bị cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết như:
Kỹ năng giao tiếp
Khi được hỏi kỹ năng quan trọng của ngành kỹ thuật phần mềm là gì, chắc chắn chúng ta không thể không nhắc đến kỹ năng giao tiếp. Các bạn cần phải biết cách trình bày ý tưởng, giải thích các lỗi sai và phương án cải thiện sản phẩm để đồng nghiệp cũng như khách hàng nắm rõ. Việc truyền tải thông tin, ý tưởng không đúng trong ngành này có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Làm việc trong ngành kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc gặp phải các sự cố, rủi ro không mong muốn. Do đó, mỗi người cần có khả năng giải quyết vấn đề, tìm ra các giải pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong một số trường hợp, kỹ sư phần mềm phải làm việc nhóm với các bộ phận khác để hoàn thành dự án. Do đó, bạn hãy rèn luyện khả năng làm việc nhóm thật tốt, biết tôn trọng, tiếp thu ý kiến từ mọi người để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Sự tập trung vào chi tiết
Kỹ thuật phần mềm là công việc yêu cầu tính chính xác cao. Do đó, sinh viên cần phải có khả năng tập trung tốt, lưu ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trong quá trình triển khai và phát triển sản phẩm.
4. Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?
Là một trong những ngành được săn đón nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn ngành học. Dễ nhận thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm của ngành nghề này là vô cùng rộng mở. Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống hiện nay đều bị chi phối bởi phần mềm và công nghệ.
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí như sau:
- Chuyên viên tin học tại cơ quan Nhà nước, công ty, doanh nghiệp, trường học,…
- Lập trình viên
- Thiết kế phần mềm
- UX Designer
- Business Analysis về phần mềm
- Quản lý dự án, phần mềm
- Chuyên viên kiểm thử
- Kỹ sư cầu nối (BrSE)
- Quản trị hệ thống
- Kỹ sư dữ liệu
- Quản lý sản phẩm
Hầu hết các tổ chức hiện nay đều cần đội ngũ quản lý và phát triển phần mềm. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường. Đáng chú ý, ngành kỹ thuật phần mềm có mức lương khởi điểm cao, dao động từ 12 – 50 triệu đồng /tháng. Con số này có thể cao hơn tùy vào năng lực, kinh nghiệm của mỗi người.
Kỹ thuật phần mềm là một ngành vô cùng hứa hẹn về cơ hội việc làm trong tương lai. Tuy nhiên, việc có thành công trong ngành này hay không còn phụ thuộc vào sự nỗ lực và rèn luyện của mỗi người. VietnamWorks HR Insider hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ ngành kỹ thuật phần mềm là gì cũng như các yếu tố để trở thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.