Ngành công tác xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu hỗ trợ và giúp đỡ những nhóm người dễ bị tổn thương đang gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn còn băn khoăn về các cơ hội việc làm trong lĩnh vực này và chưa biết ngành công tác xã hội ra làm nghề gì. Nếu bạn cũng quan tâm về điều này, cùng khám phá thông tin bên dưới từ HR Insider nhé.
Ngành công tác xã hội là gì?
Ngành công tác xã hội là lĩnh vực chuyên về việc hỗ trợ, giúp đỡ và cải thiện cuộc sống của những người gặp khó khăn trong xã hội. Những người làm công tác xã hội thường làm việc với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật, trẻ em, người già, người mắc bệnh hiểm nghèo và người nghèo.
Mục tiêu chính của ngành này là giúp các cá nhân và cộng đồng vượt qua thử thách, phát triển khả năng tự lập cũng như hòa nhập tốt hơn với xã hội.
Ngành công tác xã hội học những gì?
Khi theo học ngành công tác xã hội, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết cần thiết bởi nhà trường. Đồng thời, các bạn còn tham gia các đợt thực hành, thực tập và kiến tập để rèn luyện kỹ năng và bổ sung thêm kiến thức thực tế. Một số môn học trọng tâm trong ngành bao gồm:
- Hành vi con người và môi trường xã hội.
- Chính sách và phúc lợi xã hội.
- Phân tích chính sách.
- Nền tảng của nhà nước phúc lợi.
- Kinh tế và công tác xã hội.
Những kiến thức này không chỉ phục vụ công việc sau khi tốt nghiệp mà còn là yếu tố quan trọng giúp bạn đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy luôn chú trọng học tập, đừng chủ quan hay xem nhẹ lý thuyết được giảng dạy tại trường.
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Sau khi hoàn thành chương trình học ngành công tác xã hội, nhiều bạn vẫn thắc mắc về những cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
Với tấm bằng chuyên ngành công tác xã hội, bạn có thể tham gia vào nhiều tổ chức, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến các cơ quan nhà nước như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, các ủy ban cấp xã, huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội. Một số công việc tiêu biểu trong ngành bao gồm:
- Chuyên viên công tác xã hội tại các trường học, bệnh viện.
- Nhân viên công tác xã hội trong các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ.
- Nhân viên bảo vệ quyền lợi gia đình, bà mẹ và trẻ em.
- Cán bộ truyền thông và xã hội tại địa phương.
- Chuyên viên tư vấn tâm lý và cung cấp dịch vụ xã hội.
- Giảng viên dạy chuyên ngành công tác xã hội tại các trường cao đẳng.
Kỹ năng, tố chất cần có để theo đuổi ngành công tác xã hội
Khi biết được ngành công tác xã hội ra làm nghề gì thì bạn cần tìm hiểu các yêu cầu cần có. Để thành công trong lĩnh vực công tác xã hội, bạn cần trang bị cho mình một loạt kỹ năng và tố chất như:
Có EQ (Trí tuệ cảm xúc) cao
Trong ngành công tác xã hội, việc thấu hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như người khác là vô cùng quan trọng. Một người có EQ cao có khả năng nhận diện, đồng cảm và đáp ứng cảm xúc của những người xung quanh một cách phù hợp. Điều này giúp họ xây dựng mối quan hệ tin cậy với những người họ hỗ trợ, đồng thời đưa ra các quyết định cảm thông và nhân ái.
Khả năng lắng nghe
Lắng nghe không đơn thuần là nghe điều người khác nói ra, mà còn là khả năng hiểu được những gì họ muốn truyền đạt, bao gồm cả những cảm xúc, nỗi lo lắng và nhu cầu tiềm ẩn. Kỹ năng lắng nghe tốt giúp bạn hiểu sâu hơn về tình trạng của những người cần giúp đỡ và từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Khả năng giao tiếp
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì và cần kỹ năng nào? Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng then chốt trong công tác xã hội.
Bạn cần biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và tạo dựng sự kết nối với các đối tượng khác nhau, từ trẻ em, người già đến các đồng nghiệp và cấp trên. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn thuyết phục và động viên người khác, đồng thời nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ trợ.
Kỹ năng tổ chức
Công tác xã hội thường liên quan đến việc quản lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc, từ lên kế hoạch các hoạt động hỗ trợ đến điều phối nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc. Kỹ năng tổ chức giúp bạn quản lý thời gian, sắp xếp công việc một cách hợp lý và đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, từ đó đạt được kết quả tốt nhất.
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Mức thu nhập ngành công tác xã hội hiện nay
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì và mức lương ra sao? Mức lương trong ngành công tác xã hội có sự khác biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm và nơi làm việc của bạn. Nhìn chung, thu nhập trong ngành này khá ổn định, thường dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm việc tại các tổ chức quốc tế, mức lương có thể cao hơn so với mức này. Ngoài lương cơ bản, bạn còn được hưởng các chế độ phúc lợi hấp dẫn.
Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công tác xã hội
Để một quốc gia phát triển bền vững, bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế, việc đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và hạnh phúc cho người dân cũng là điều thiết yếu. Do đó, nhu cầu tuyển dụng trong ngành công tác xã hội đang ngày càng tăng cao và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Các tổ chức, từ cơ quan chính phủ đến các tổ chức phi chính phủ và tư nhân, đều tìm kiếm những chuyên gia có kỹ năng để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người già và người khuyết tật.
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Ngành công tác xã hội cung cấp cơ hội việc làm trong các trường học, bệnh viện và các tổ chức cộng đồng. Đồng thời, mở ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau như quản lý dự án xã hội, tư vấn tâm lý và nhân viên xã hội tại các cơ sở pháp lý.
Ngành công tác xã hội nên học trường gì?
Nếu bạn đang tìm hiểu ngành công tác xã hội ra làm nghề gì và muốn biết nên học tại trường nào, cùng xem xét những trường đào tạo uy tín và chất lượng tại Việt Nam như:
- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
- Đại học Lao động – Xã hội.
- Đại học Khoa học – Đại học Huế.
- Đại học Quy Nhơn.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Mở TP.HCM.
- Học viện Cán bộ TP.HCM.
Nếu bạn có ý định du học, có thể tham khảo một số trường quốc tế nổi bật như:
- Tại Úc: UNSW Sydney, University of Melbourne.
- Tại Canada: University of Toronto và University of British Columbia.
- Tại Anh: Coventry University và Leeds Beckett University.
Tương lai thăng tiến ở ngành công tác xã hội
Mặc dù mới phát triển tại Việt Nam, nhưng ngành công tác xã hội đã nhận được sự chú trọng từ chính phủ. Thủ tướng đã phê duyệt quyết định số 112/QĐ-TT về đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021–2030. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành trong tương lai, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho những người theo đuổi lĩnh vực này.
Trên trường quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia phát triển, công tác xã hội đã trở thành một ngành nghề chuyên nghiệp và thịnh hành. Vì vậy, bạn nên đầu tư thời gian học ngoại ngữ để chuẩn bị cho những cơ hội nghề nghiệp và sự thăng tiến trong tương lai.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về ngành công tác xã hội ra làm nghề gì để bạn đọc có thể tham khảo. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về ngành công tác xã hội, các môn học liên quan, xu hướng phát triển hiện tại và đặc biệt là cơ hội việc làm với mức thu nhập tiềm năng. Để biết thêm thông tin về các ngành nghề khác, bạn hãy theo dõi HR Insider để biết rõ nhé!
Xem thêm: Tổng Hợp Các Ngành Khối D Hiện Nay
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.