adsads
neu dang cam thay qua tai voi cong viec hay thu 5 cach sau de lay lai can bang 3
Lượt Xem 3 K

 

5 phương pháp đơn giản sau có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bế tắc, mắc kẹt với công việc. Tuy nhiên, không phải cách làm nào cũng phù hợp với phong cách làm việc của mỗi người. Hãy chọn ra một mẹo bạn cảm thấy thoải mái nhất và dễ dàng để áp dụng nhất trong trường hợp của bạn.

Học cách chấp nhận và nói chuyện với bản thân mình

Tự nói chuyện và động viên bản thân là cách trị liệu tốt nhất khi bạn đang cảm thấy quá tải. Việc bạn cảm thấy mình cần chịu trách nhiệm quá mức với công việc chính là nguyên nhân khiến áp lực luôn tồn tại trong bạn. Hãy thử xem những cách nói chuyện dưới đây và áp dụng cách phù hợp với bạn nhất nhằm giảm thiểu cảm giác này:

“Mặc dù mình đang có rất nhiều việc phải làm. Nhưng mình chỉ có thể tập trung vào một việc duy nhất mà thôi. Sẽ hiệu quả hơn nếu mình làm như vậy.”

“Dĩ nhiên mình muốn hoàn thành tất cả mọi việc trong ngày nhưng trên thực tế, mình sẽ phải chấp nhận khả năng làm được từng này việc thôi.”

“Việc tốt nhất có thể làm bây giờ là gì?” Đây là một câu thần chú khá hiệu quả giúp bạn nhìn nhận tổng quát mọi việc và tìm ra bước đi đúng đắn nhất tiếp theo.

“Bởi vì yêu thích công việc nên mình cho phép bản thân được bận rộn. Tất nhiên thi thoảng sẽ cảm thấy bị quá tải nhưng mình có thể kiểm soát được và điều chỉnh cảm xúc phù hợp.”

Theo dõi thời gian của bạn để sắp xếp công việc hợp lí

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên nói mình làm việc suốt nhiều tiếng đồng hồ liên tục thường đánh giá thời gian bản thân quá cao. Chỉ có khoảng 6% những người làm việc trên 60 tiếng mỗi tuần. Nếu bạn đang “tẩy não” bản thân mình làm việc 70 tiếng mỗi tuần, não bạn sẽ phản ứng như thể điều này là thật, cho dù bạn đang phóng đại nó lên.

Khi bạn đang cảm lo lắng về công việc, bộ não sẽ bắt đầu đánh giá quá cao về khối lượng việc bạn đang làm. Bạn sẽ mắc bẫy rằng bản thân đang phải ôm đồm quá nhiều và hoảng loạn không biết bắt đầu từ đâu. Khi nhận thức về khối lượng công việc đang bị thổi phồng, bạn sẽ dễ có phản ứng tránh né mọi thứ. Hãy thử theo dõi thời gian làm việc của bạn trong một tuần bằng các công cụ trực tuyến hoặc thiết bị đo khoa học, hay đơn giản là dùng sổ ghi chép lại. Đồng thời, bạn cần học cách hạn chế các hoạt động như kiểm tra điện thoại, xem email trong thời gian làm việc. Tuy không tốn nhiều thời gian nhưng các hành vi này sẽ khiến bạn cảm thấy bạn đang phải làm việc quá lâu hơn dự tính.

Kiểm tra kỳ vọng của người khác về công việc

Chúng ta thường tạo ra các quy tắc mà chúng ta mong đợi bản thân tuân theo, ví dụ như “Tôi cần trả lời mọi email trong ngày.” Hay “Tôi phải làm xong báo cáo này trước 6h”. Hãy xem xét rằng liệu những người có liên quan đến công việc của bạn, mất bao lâu để hồi đáp lại email hay đánh giá báo cáo này. Nếu thật sự gấp gáp, bạn có thể ưu tiên nhiệm vụ này lên hàng đầu. Nếu họ không quá vội để nhìn thấy kết quả công việc của bạn, hãy cố gắng cho bản thân mình một chút nghỉ ngơi và thả lỏng.

Thông thường, chúng ta thường cố gắng giải quyết nốt việc cho xong khi có ai đó liên lạc sau  giờ làm hoặc vào cuối tuần. Điều này sẽ tạo nên thông lệ trong mắt mọi người rằng bạn rất dễ thỏa thuận trong công việc và sẵn lòng làm ngoài giờ. Nếu như bạn cứng rắn đặt ra nguyên tắc không nhận điện thoại, email sau 6h chiều, sẽ chẳng có ai muốn làm phiền bạn trừ khi việc này quá gấp gáp.

Kiểm tra kỳ vọng của bạn về thành công

Tương tự như những ngộ nhận của bạn về quan hệ công việc với mọi người nêu ra phía trên, bạn cũng có thể đang mắc phải những sai lầm khi nhìn nhận về thành công. Bạn thường đặt ra những giả định tương đối hoàn hảo như “Để thành công, tôi phải làm việc chăm chỉ hơn mọi người.” Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, đôi khi những kỳ vọng này trên thực tế lại không phù hợp với khả năng của bạn. Nếu như bạn đang hài lòng với những gì đang làm, bạn có thể tiếp tục với phương châm làm việc mình theo đuổi. Ngược lại, khi cảm thấy quá tải, đã đến lúc bạn nên xem lại các tác dụng phụ của việc đưa ra mục tiêu thành công.

Hãy xác định lại các kỳ vọng này. Liệt kê những giả định tạo ra áp lực hoặc sự căng thẳng không cần thiết. Bắt đầu thay thế chúng bằng các kỳ vọng khác thiết thực hơn. Việc đưa ra những mục tiêu cho bản thân phù hợp với năng lực hiện tại và thử nghiệm không ngừng sẽ giúp bạn tìm ra đâu là phương châm thành công bạn cần theo đuổi.

Thư giãn ngay thay vì đợi thời gian thích hợp

Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái hơn trong công việc, hãy hành động thoải mái hơn về nó. Hãy làm việc một cách thư giãn nhất có thể thay vì cố gắng nhồi nhét nhiệm vụ cho mình. Nhiều người thường cố gắng làm ráng, làm nốt để cuối tuần được nghỉ ngơi hay buổi tối không bị quấy nhiễu bởi công việc. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến bạn kiệt sức nhanh hơn.

Hãy tự hỏi bản thân: “Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi làm việc một cách thư giãn nhất?” Bắt đầu từ việc thay đổi cảm xúc, hành vi của bạn cũng dần thay đổi theo. Việc tạo dựng cho bản thân một tâm trí thư giãn và thoải mái nhất có thể khi làm việc sẽ góp phần đem đến cho bạn hiệu quả tốt hơn, và từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian rảnh về sau cho mình hơn.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers