adsads
Shutterstock 2154925649 1
Lượt Xem 39 K

Nên làm gì khi sếp thuyết phục ở lại?

Chúng ta ai cũng muốn tìm được môi trường tốt để cống hiến hết mình cho công việc. Nhưng vì lý do nào đó như: thu nhập thấp, không thể hòa nhập với mọi người,… mà quyết định rời đi. Tuy nhiên, quá trình nghỉ việc lại không đơn thuần nộp đơn là được chấp nhận. Nếu sếp dùng “trăm phương ngàn kế” thuyết phục bạn ở lại thì sao? Trong tình huống này, chúng ta nên xử lý như sau nhé.

Lắng nghe ý kiến của sếp

Khi cấp trên tìm cách giữ chân bạn lại, đừng vội vàng từ chối mà hãy lắng nghe sếp nói. Điều này thể hiện sự tôn trọng và có tiếp thu ý kiến từ cấp trên. Có thể vị trí của bạn quan trọng hoặc năng lực làm việc của bạn tốt nên công ty quyết tâm tìm lý do giữ bạn lại. Đó cũng là dấu hiệu đáng mừng. Chứng tỏ bạn có giá trị và được cấp trên công nhận. 

Mặt khác, chúng ta lựa chọn rời đi có thể vì bất đồng nào đó. Đây cũng là cơ hội để bạn giải tỏa khúc mắc và được chia sẻ cùng cấp trên. Chắc chắn sếp sẽ đưa ra điều kiện hấp dẫn để thỏa thuận với bạn. Nếu bạn vẫn chưa có định hướng nghỉ việc rõ ràng, khi những điều kiện thỏa thuận từ sếp đưa ra thỏa đáng; bạn có thể xem xét lại quyết định nghỉ việc của mình. Dù gì đây cũng là môi trường làm việc quen thuộc, bạn không cần mất thời gian tìm việc và làm quen với đồng nghiệp mới. Thế nên, cấp trên đã có thể giải quyết khúc mắc trong lòng, bạn nên cân nhắc lại quyết định nghỉ việc của mình.

Xem xét lại lý do bạn muốn rời đi

Như đã nói trên, chúng ta nghỉ việc vì doanh nghiệp không thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của mình. Nhất là khi sếp tung chiêu thuyết phục đánh vào tâm lý, nhiều người không còn giữ vững được lập trường ban đầu nên dễ xuôi theo lời thuyết phục từ sếp.

Để tránh điều đó, bạn cần xác định rõ lý do nghỉ việc của mình là gì. Nếu bạn nghỉ việc vì bị điều sang vị trí khác không phù hợp. Hãy nói lý do đó cho sếp biết để có sự sắp xếp khác hợp lý hơn. Ngược lại, bạn cảm thấy môi trường này không có chỗ phát triển. Dù có cố gắng cống hiến nhưng lộ trình thăng tiến dường như bằng không. Trong trường hợp này, hãy kiên quyết với lập trường ban đầu của mình. Bởi chẳng ai mãi đứng ở một vị trí và làm việc không biết đến tương lai của mình ở đâu. Loại cảm giác mờ mịt chẳng có chút ánh sáng của hy vọng và phát triển, con người sẽ chẳng thể trụ được lâu. Vì thế, hãy quyết tâm với dự định của mình nếu không muốn sự nghiệp đi vào ngõ cụt.

Gửi lời cảm ơn trước khi nghỉ việc

Nếu giảng đường là nơi cung cấp kiến thức trên mặt lý thuyết, doanh nghiệp sẽ là nơi giúp bạn thực hành nhiều hơn. Và không ai khác ngoài sếp, các đồng nghiệp xung quanh giống như người thầy hướng dẫn chúng ta hoàn thiện hơn. Ngoài những kiến thức chuyên môn, chúng ta có thể học được kỹ năng mềm khác nhau từ những người cùng chung tay làm việc với nhau. Vì lẽ đó, đừng quên bày tỏ lòng biết ơn với sếp và đồng nghiệp cũ. Chính môi trường làm việc này đã cung cấp cho bạn hành trang vững bước trên con đường sự nghiệp. Sự chân thành trong cách bày tỏ lòng biết ơn sẽ giúp sếp cảm thấy ấm lòng và đánh giá cao về bạn. Mặt khác, đừng quên cam kết với sếp rằng bạn sẽ bàn giao công việc và hướng dẫn người thay thế trước khi rời đi nhé.

Những điều cần tránh khi sếp thuyết phục ở lại

Không làm chủ được cảm xúc

Người ta nói, nếu sự thông minh giúp bạn nhanh chóng tìm ra cách giải quyết vấn đề thì trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn hoàn thành nó tốt hơn. Dù có thể bạn chọn cách rời đi vì có nhiều bất mãn với công ty, nhưng đừng bộc lộ hết ra và đôi co với sếp. Bởi điều đó chỉ khiến cho mối quan hệ tồi tệ và bạn có thể gặp khó khăn trước lúc rời đi. Vì thế, bạn tuyệt đối phải giữ bình tĩnh và cư xử đúng mực khi sếp thuyết phục bạn ở lại. Điều này sẽ giúp bạn lưu giữ lại hình ảnh đẹp trong mắt cấp trên dù bạn vẫn lựa chọn rời đi.

Đưa ra lý do quá chi tiết

Khi bạn đã quyết tâm nghỉ việc, đừng cố đưa ra lý do quá chi tiết cho sự dứt áo ra đi của mình. Bởi bạn đưa ra lý do lương thấp, sếp có thể đồng ý tăng lương cho bạn. Hoặc lý do công việc quá tải khiến bạn mệt mỏi, sếp có thể bố trí công việc phù hợp với bạn. Điều đó càng khiến bạn không thể tìm được lối thoát cho riêng mình.

Bạn có thể chọn lý do như: di chuyển nhà xa chỗ làm, học nâng cao không đảm bảo công việc,… Nếu bạn tiếp tục ở lại sẽ không thể đáp ứng được công việc như trước. Ra đi là lựa chọn tốt nhất cho bạn và cả doanh nghiệp.

Như bạn biết, nghỉ việc có thể bạn sẽ đối mặt với phản ứng tích cực hoặc tiêu cực từ sếp. Tuy nhiên, nếu bạn đã suy nghĩ kỹ về con đường tương lai của mình, hãy giữ vững lập trường bạn nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được cách từ chối sếp khéo léo và rời đi trong êm đẹp.

>> Xem thêm: Với những câu hỏi phỏng vấn này, đừng chỉ trả lời rập khuôn

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers