adsads
Shutterstock 2020681742 1
Lượt Xem 3 K

Những lợi ích mà một người sếp khó tính có thể mang lại?

1. Giúp nhân viên rèn luyện khả năng làm việc độc lập

Hiện nay, vẫn còn nhiều bạn trẻ có thói quen sống dựa dẫm và không tự lập khi bước chân ra ngoài xã hội. Thông thường, những bước đi đầu đời bao giờ cũng có nhiều khó khăn và gian khổ. 

Nếu bạn muốn làm sếp tốt, hãy đủ khó tính để thúc đẩy cấp dưới của mình học hỏi và rèn luyện khả năng làm việc độc lập. Khi bạn khó tính ,nhân viên biết sẽ học cách tự giải quyết vấn đề thay vì đời chờ sự hướng dẫn từ bạn. 

Môi trường làm việc luôn luôn có những sự đấu đá và cạnh tranh ngầm không chỉ giữa các nhân viên, mà kể cả người làm quản lý. Do đó, sự khó tính từ bạn sẽ dạy cho nhân viên cách để “đứng lên” sau những vấp ngã, tự lập với công việc và cuộc sống.

2. Giúp nhân viên có góc nhìn thực tế hơn

Thông thường, những người trẻ mới đi làm thường khá mơ hồ, thiếu thực tế và không xác định được mục tiêu cụ thể trong công việc. Một vị sếp tốt sẽ dạy cho họ cách trưởng thành dựa vào những lời phản hồi, kỹ tính và mức phạt khi họ làm sai. 

Cái giá của thành công vốn không dễ dàng có được, đòi hỏi mỗi người cần tích lũy kinh nghiệm và nắm bắt tốt yêu cầu công việc. Chính vì vậy, khi bạn luôn đánh giá và phản hồi về những kế hoạch được nhân viên đề xuất sẽ giúp họ có nhiều góc nhìn thực tế hơn. Họ biết trân trọng  giá trị của đồng tiền, sức lao động và có định hướng rõ ràng cho lộ trình thăng tiến của mình tốt hơn. 

3. Tạo điều kiện để  nhân viên nâng cao kỹ năng giao tiếp

Những người quản lý khó tính làm nhân viên của họ phải làm việc cẩn thận, lưu ý từng lời ăn tiếng nói khi trao đổi công việc. Đôi khi, những bạn cấp dưới sẽ cảm thấy gò bó, khó chịu với sự nghiêm khắc này. Tuy nhiên, đây cũng là cách mà người sếp tốt giúp họ rèn luyện được tính kỷ luật, kỹ năng giao tiếp khéo léo. 

Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ biết họ cần phải giao tiếp chuyên nghiệp, biết cách sử dụng từ ngữ chuẩn chỉnh khi làm việc với sếp khó tính. Nhờ đó mà bạn có thể giảm thời gian đính chính lại các thông tin và thuật ngữ, hay sự hiểu biết của cấp dưới về ngành nghề.

Chắc chắn rằng khi bạn có khả năng giao tiếp tốt thì sự nghiệp hay cả cuộc sống sau này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

4. Giúp nhân viên thích nghi với môi trường áp lực

Áp lực là điều không thể tránh khỏi dù làm việc ở bất kỳ công việc, hay doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, khi bạn có sự cầu toàn nhất định, cấp dưới sẽ học được cách làm việc theo nguyên tắc và luyện khả năng chịu áp lực cao hơn rất nhiều. 

Được làm việc với sếp khó tính vừa thách thức vừa là cơ hội để mọi người có thể nâng cao khả năng chịu áp lực cao, quản lý tốt công việc và thời gian. Một người sếp khó tính sẽ nhân viên của họ cách để giải quyết vấn đề thay vì chờ đợi sự hướng dẫn từ bản thân mình.

Để trở thành một người sếp tốt hãy xây dựng chất riêng của mình. Nếu bạn là một người sếp khó tính nhân viên của bạn cũng sẽ hình thành thói quen tỉ mỉ và kỹ năng đánh bại áp lực công việc. Dù sau này, bạn có rời khỏi team thì vẫn sẽ giúp nhân viên duy trì được tinh thần, tự tin làm việc, không sợ bị đuối sức trước mọi tình huống.

Hy vọng thông qua bài viết dưới đây, bạn cũng đã biết được để trở thành sếp tốt đôi khi bạn cần có sự khó tính. Để trở thành một người sếp tốt bạn có thể luôn mang tinh thần học hỏi, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và sáng tạo không ngừng. 

Xem thêm: Doanh nghiệp cần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên như thế nào?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers