Thuế thu nhập cá nhân luôn là vấn đề được quan tâm đối với người lao động cũng như những đối tượng phải đóng thuế. Vậy làm sao để tối ưu hóa lợi ích của mình là giảm mức thuế thu nhập cá nhân của mình xuống mức thấp nhất?
1. Phương pháp giảm mức thuế thu nhập cá nhân xuống thấp nhất
Như trước kia, bài toán này được các doanh nghiệp giải quyết bằng cách lập 2 bảng lương. Khi mà cơ quan bảo hiểm đến thì họ đưa ra bảng lương chỉ ở mức tối thiểu vùng. Còn khi cơ quan thuế tới họ lại đưa ra bảng lương với mức lương dưới 108 triệu/năm.
Nhưng từ năm 2018 thì sao? Biện pháp trên không còn được áp dụng nữa khi mà cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm đã liên ngành với nhau. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp khác mà pháp luật cho làm để giảm mức thuế thu nhập cá nhân xuống mức thấp nhất.
Và việc chúng ta cần làm đó là chúng ta phải đẩy thu nhập sang những khoản thu nhập không tính thuế vào thu nhập tính thuế TNCN. Hay còn gọi là những khoản thu nhập được miễn thuế.
2. Các khoản không chịu thuế TNCN
Các khoản chi | Cơ sở pháp lý | Mức khống chế |
Chi văn phòng phẩm
Tiền điện thoại Tiền xăng xe Công tác phí |
Tại điểm đ Khoản 2 Điều 2 TT 111/2013/TT-BTC | Theo quy định của DN và phục vụ cho HĐSXKD, không bị khống chế mức chi. Phần vượt quá quy định của DN tính vào thu nhập chịu thuế TNCN và không được tính vào CP được trừ khi quyết toán thuế TNCN |
Trang phục | Tại Điểm đ Khoản 2 Điều 2 TT 111/2013/TT-BTC
Điểm 2.7 Khoản 2 Điều 4 TT 96/2015/TT/BTC |
Không vượt quá 5 triệu/người/năm. Phần vượt quá quy định tính vào thu nhập chịu thuế TNCN và không được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán mức đóng thuế TNCN. |
Tiền thuê nhà trả thay người lao động | Khoản 2 Điều 11 TT
96/2015/TT/BTC |
Tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh. Nếu vượt quá tính bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh |
Tiền ăn giữa ca, ăn trưa | Tại điểm g Khoản 2 Điều
2 TT 111/2013/TT-BTC Điều 22 TT 26/2016/TT-BLĐTBXH |
Theo quy định của doanh nghiệp nhưng không vượt quá 730.000/người/tháng. Phần vượt quá tính vào thu nhập chịu thuế TNCN |
Chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động | Tại Khoản 5 Điều 11 TT
92/2015 Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 4 TT 96/2015/TT/BTC |
Không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN. Phần vượt quá tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Không được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNCN |
Tiền lương làm thêm giờ | Điểm I KHoản 1 Điều 3 TT
111/2013 Điều 97 Bộ Luật lao động |
Phần trả cao hơn do làm theo giờ theo quy định của DN và phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động, thương binh và xã hội. Không tính vào thu nhập vào chịu thuế TNCN của người lao động và được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNCN |
Theo đó để được tính vào chi phí được trừ, cần có đầy đủ hồ sơ như sau:
- Quy chế tiền lương
- Hợp đồng lao động
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Chứng từ chi trả
3. Ví dụ
Bạn có thu nhập 15.000.000 đồng/tháng. Bạn chỉ muốn đóng bảo hiểm 4.000.000 thôi thì phải làm như thế nào?
Mức thuế thu nhập cá nhân thông minh nhất
Như đã nói ở trên, để giảm mức thuế thu nhập cá nhân hay tối ưu hóa chi phí đóng bảo hiểm, bạn cần đẩy tiền lương của mình vào các khoản thu nhập không chịu thuế.
Ở đây, nếu như bạn chỉ muốn đóng BHXH với mức 4 triệu đồng thì có thể chia khoản thu nhập của mình như sau:
- Mức lương và tiền công chính: 4.000.000 đồng (đóng BHXH)
- Hỗ trợ đi lại: 1.500.000 đồng
- Tiền hỗ trợ xăng xe: 1.000.000 đồng
- Hỗ trợ điện thoại: 1.000.000 đồng
- Tiền ăn giữa ca: 700.000 đồng
- Hỗ trợ nuôi con nhỏ: 3.000.000 đồng (3 đứa con)
- Hỗ trợ giữ trẻ: 1.800.000 đồng (2 đứa nhỏ cần giữ trẻ, mỗi đứa 900.000 đồng)
- Trong phụ lục hợp đồng lao động có ghi phụ cấp chuyên cần là 500.000 đồng/tháng (nếu có). Điều kiện được hưởng các phụ cấp theo quy chế tiền lương, tiền thưởng của Công ty. (Công ty quy định làm đủ 24 công/tháng thì được hưởng 500.000 đồng)
- Phụ cấp hiệu quả công việc là 1.500.000 đồng/tháng (nếu có). Đạt hiệu quả theo các tiêu chí thì mới được hưởng 1.500.000 đồng/tháng tiền phụ cấp hiệu quả công việc.
Ở ví dụ này, bạn chỉ chịu đóng BHXH trên mức thu nhập chính là 4.000.000 đồng. Còn những khoản còn lại sẽ không nằm trong thu nhập chịu thuế. Mặc dù có rất nhiều các khoản chịu thuế khác. Tuy nhiên, bạn nên chọn khoản nào để khi chia có tính xác thực cao và phù hợp với công việc đang làm nhất nhé.
Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn cách để giảm mức thuế thu nhập cá nhân xuống mức thấp nhất và tối ưu hóa chi phí đóng bảo hiểm xã hội. Hãy tìm hiểu thật kỹ để không đánh mất quyền lợi của mình.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.