Thời gian vừa qua, Trung ương đã ban hành Nghị quyết về việc tăng mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động. Dưới đây là một số nội dung cơ bản của Nghị quyết liên quan đến những nhiệm vụ và giải pháp cải cách tiền lương.
Nghị quyết đặt ra mục tiêu mức lương tối thiểu phải thực sự là nguồn thu nhập chính đảm bảo đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương. Tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả. Góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội, ổn định chính trị xã hội. Nâng cao chất lượng đất nước, tăng trưởng và phát triển bền vững.
1. Các mục tiêu cụ thể
Đối với khu vực công:
- Điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng.
- Không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề
- Hoàn thành và ban hành chế độ tiền lương mới gắn liền với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới cho toàn bộ hệ thống chính trị
- Đến năm 2025, mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức viên chức phải cao hơn tiền lương thấp nhất của người lao động trong doanh nghiệp
- Định kỳ tăng tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước
Đối với khu vực doanh nghiệp:
- Tăng mức lương tối thiểu phù hợp với kinh tế xã hội và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Đến năm 2020 đảm bảo mức sống của người lao động trong gia đình
- Thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước
- Từ năm 2021, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp
- Quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp theo phương thức khoán chi phí tiền lương
2. Thay đổi mức lương của cán bộ, công chức, viên chức
Mức lương của cán bộ công chức, viên chức
- Lương cơ bản chiếm 70% quỹ lương. Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Bổ sung tiền thưởng, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm. (không bao gồm phụ cấp)
- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành.
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị
- Nếu giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương ở chức vụ cao nhất
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang gồm:
1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan công an
1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp
Và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công an
3. Mức lương tối thiểu của người lao động
Tại phiên họp thứ 3 của Hội đồng tiền lương quốc gia, đại diện giới sử dụng lao động và người lao động đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3%. Tức là lương tối thiểu của người lao động tăng từ 160.000 – 200.000 đồng/tháng tùy theo vùng.
Đối tượng áp dụng:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động
- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động
- Cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn người lao động theo hợp đồng lao động
Cụ thể thay đổi về mức lương áp dụng từ 01/07/2019 như sau:
- Vùng I tăng lên 5%, mức lương từ 4.180.000 đồng/tháng
- Vùng II tăng lên 5,1% với mức lương là 3.710.000 đồng/tháng
- Và vùng III tăng lên 5,2% với mức lương là 3.250.000 đồng/tháng
- Và vùng IV tăng lên 5,3%, mức lương là 2.920.000 đồng/tháng
Hiện nay mức lương đã đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động khoảng 95%. Tuy nhiên, có đến 69% người lao động cho rằng tiền lương thu nhập của họ không đủ để trang trải cuộc sống. Trong đó có 37% người động nói rằng họ phải thường xuyên vay tiền người thân, bạn bè để chi tiêu trong cuộc sống.
Như vậy, năm 2020, tiền lương phải tiếp tục tăng để đảm bảo 100% mức sống tối thiểu của người lao động.
Dự kiến năm 2020 đang có 2 phương án tăng lương:
- Phương án 1: Tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 từ 180.000 – 380.000 đồng/tháng. Với mức tăng là 8,18%
- Phương án 2: Tăng từ 160.000 – 330.000 đồng/tháng với mức tăng bình quân là 7,06%
Trong khi đó bên sử dụng lao động đề xuất mức tăng là dưới 3%
Như vậy, bài viết đã tổng hợp các điểm thay đổi về mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong năm 2019. Hy vọng bài viết có giúp ích cho bạn một số kiến thức về mức lương mình được hưởng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.