Mức lương cơ sở dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định theo Nghị định của chính phủ; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa ký ban hành Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, theo đó sẽ tăng mức lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng (tăng 100.000 đồng/tháng so với hiện nay).
Theo Nghị quyết 70/2018, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Mức lương mới áp dụng từ ngày 1/7/2019.
Mức lương cơ sở áp dụng với đối tượng nào?
Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây goi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng.
Nhà nước, tổ chức chính tri – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
(Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Đối với khối Hành chính sự nghiệp
Lương cơ bản lấy theo lương tối thiểu chung: hiện nay là 1.390.000 đồng/tháng.
Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (Ban hành ngày 15/05/2018 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 và thay thế Nghị định 47/2017/NĐ-CP).
Từ ngày 01/7/2019: Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (Theo Nghị quyết 70/2018/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019).
Đối với khối doanh nghiệp
Lương cơ sở được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
Vậy các doanh nghiệp tính lương cơ sở như thế nào? Năm 2019, mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên 4.180.000 – đối với vùng 1 (như các quận của TP HN, HCM…).
Khi xây dựng lương cơ bản doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện: Không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. và phải cộng thêm 7% nữa đối với lao động đã được đào tạo qua từ cấp nghề trở lên.
Mức lương cơ sở năm 2019 tăng từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu đồng
Dưới đây là tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm:
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở (đồng/tháng) | Căn cứ pháp lý |
Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005 | 290.000 | Nghị định 203/2004/NĐ-CP |
Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006 | 350.000 | Nghị định 118/2005/NĐ-CP |
Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007 | 450.000 | Nghị định 94/2006/NĐ-CP |
Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008 | 540.000 | Nghị định 166/2007/NĐ-CP |
Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009 | 650.000 | Nghị định 33/2009/NĐ-CP |
Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 | 730.000 | Nghị định 28/2010/NĐ-CP |
Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 | 830.000 | Nghị định 22/2011/NĐ-CP |
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 | 1.050.000 | Nghị định 31/2012/NĐ-CP |
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 | 1.150.000 | Nghị định 66/2013/NĐ-CP |
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 | 1.210.000 | Nghị định 47/2016/NĐ-CP |
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 | 1.300.000 | Nghị định 47/2017/NĐ-CP |
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 | 1.390.000 | Nghị định 72/2018/NĐ-CP
|
Từ 01/07/2019 | 1.490.000 | Nghị quyết 70/2018/QH14
|
Mức lương cơ sở tối đa
Lương cơ sở là cốt lõi, nền tảng để người lao động làm việc, duy trì cuộc sống. Còn trong thực tế doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn rất nhiều hoặc tăng lương thực nhận bằng các khoản phụ cấp, trợ cấp hoặc thưởng khác.
Cách tính lương cơ sở trên là để tính ra số tiền thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên trả cao hơn bao nhiêu mức lương cơ sở đó nhà nước không khống chế.
VD như: BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung (không cao hơn 27.800.000). Hoặc mức lương tham gia BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng. (Vùng 1 không cao hơn 83,6 triệu).
Như vậy, Nghị định này thay thế Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hết hiệu lực kể tử ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Song song với đó, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.