Tập trung nhu cầu hàng thiết yếu
Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng đang chuyển hướng sang nhóm sản phẩm hàng thiết yếu, cắt giảm chi tiêu cho hàng xa xỉ, cao cấp, trừ nhóm đồ vệ sinh gia dụng và dịch vụ Internet. Điều này cực kỳ dễ hiểu bởi lẽ trong bối cảnh đại dịch phức tạp hiện nay, lương thực, thực phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng.
Nhìn chung, thay vì tập trung vào giá cả và các chương trình khuyến mãi, người tiêu dùng chú ý vào thương hiệu và chất lượng. Nguyên nhân đến từ việc họ ưu tiên sức khoẻ lên hàng đầu, và mức thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây cũng ngày một tăng.
Thời gian giãn cách xã hội giúp họ có nhiều thời gian ở bên gia đình, người thân và thực hành chuyện bếp núc. Những kênh mạng xã hội về công thức các món ăn, chế độ dinh dưỡng chất lượng ngày càng phát triển. Vì vậy, nhu cầu mua hàng hoá thiết yếu ít nhiều bị ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực.
Bởi sự căng thẳng của dịch bệnh, người tiêu dùng có xu hướng tích trữ hàng hoá thiết yếu nhiều hơn. Lấy ví dụ điển hình, doanh số bánh mỳ ăn liền và sữa hộp đã tăng tương ứng 112% và 12% so với cùng kỳ chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh. Sức mua cho dịch vụ giải trí, du lịch giảm từ 4% xuống 0,4%, điện tử dân dụng giảm đáng kể, từ 10% xuống 0,2%,… Nguyên nhân là do thời kỳ giãn cách đã làm cho các dịch vụ giải trí, du lịch như karaoke, quán bar, tiệm cafe,… dừng hoạt động. Người dân cũng hạn chế ra ngoài và đến những nơi đông đúc như vậy.
Phân bổ chi tiêu tiết kiệm hơn
Nhiều hộ gia đình có xu hướng dành phần lớn tỷ trọng thu nhập cho hàng thiết yếu, và cắt giảm chi tiêu cho các ngành hàng khác nhằm phòng chống rủi ro tài chính. Những gia đình phân bổ chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn và cân nhắc hơn khi tiêu dùng, hạn chế mua những thứ không cần thiết. Hiện nay xuất hiện tình trạng sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn và tươi sống, đồ hộp, nước rửa tay, khẩu trang,…
Thương mại điện tử lên ngôi
Giãn cách xã hội thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức hiện đại là mua sắm trực tuyến. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,… dần chiếm được vị thế trên thị trường, thu hút lượng truy cập và mua hàng lớn. Các chuyên gia cho thấy đây không phải là xu thế tạm thời mà đây là tiềm năng phát triển cho nền kinh tế thị trường hiện nay và tương lai.
Trải nghiệm trên các sàn thương mại điện tử vô cùng thú vị, tiện ích và thuận tiện, nhanh chóng. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người dân có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm sản phẩm, tiến hành thanh toán và theo dõi tình trạng đơn hàng. Những chương trình khuyến mãi, quảng cáo bắt mắt, hấp dẫn ngày càng thu hút người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể tha hồ lựa chọn sản phẩm phù hợp và đúng nhu cầu, mong muốn bởi khối lượng hàng hoá với đa dạng mẫu mã, thương hiệu lớn nhỏ.
Ưu tiên tiêu dùng xanh
Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng họ sẽ ngừng mua những sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường là 57%, khoảng 23% quyết định ưu tiên mua thức ăn từ hạt, 20% sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm hữu ích cho cả sức khoẻ và môi trường, ví dụ như bàn chải bảo vệ môi trường, sữa tăng sức đề kháng… Bên cạnh đó, 80% người tiêu dùng cảm thấy lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo lên môi trường. 79% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.
Mọi người có xu hướng quan tâm đến sức khỏe môi trường và các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn, không chất bảo quản, không hoá chất. Điển hình là trong ngành hàng mỹ phẩm, nhiều thương hiệu Việt Nam với sản phẩm lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên đang được ưa chuộng. Doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực này còn được sự hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước và dễ dàng nhận được cảm tình từ người dân. Tiêu dùng xanh được coi như một biện pháp “giải cứu trái đất” khỏi thiên tai và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Những chương trình, phong trào cổ động tiêu dùng xanh ở các địa phương cũng được hưởng ứng một cách nhiệt tình, thu hút đông đảo người tham gia. Các doanh nghiệp nên bắt kịp xu thế sống xanh hiện nay để đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua thúc đẩy niềm tin về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm phát triển bền vững và đi lên không ngừng.
Các doanh nghiệp hiện nay cần có cái nhìn bao quát và thấu hiểu tâm lý khách hàng hơn để chuyển mình trong thời đại dịch bệnh phức tạp, đưa hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển qua khoảng thời gian khó khăn này, đồng thời ứng dụng công nghệ vào khâu bán hàng và kết nối khách hàng. Bài viết về chủ đề Mua sắm thời dịch Covid-19 – Xu hướng tiêu dùng mới hiện nay là gì? Hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất, cập nhật và mới mẻ nhất.
>>> Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 3 Tránh – 4 Dùng
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.