adsads
Shutterstock 2020681709 1
Lượt Xem 19 K

I. Dấu hiệu cho thấy đây là một người sếp “Chưa tốt”

1. Quản lý công việc quá chi li 

Quản lý quá chi li là một trong những đặc điểm cho thấy một người Sếp “chưa tốt”. Thay vì để nhân viên có thời gian, không gian và quyền tự do để thực hiện công việc thì người quản lý lại can thiệp quá mức và ra lệnh một cách gắt gỏng. Đôi khi lại yêu cầu cập nhật liên tục, điều này quy trình làm việc bị gián đoạn nhiều hơn và khiến nhân viên cảm thấy áp lực

Cách quản lý này làm giảm đi đáng kể sự sáng tạo và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên. Không những vậy, nhân viên sẽ không còn cảm thấy sự vui vẻ và ý nghĩa của công việc khi họ thiếu quyền sở hữu và kiểm soát. Chưa kể, việc giám sát và kiểm soát mọi ý tưởng hoặc hành động thể hiện người quản lý đang thiếu tin tưởng đối với nhân viên của mình.

2. Không biết cách đưa ra góp ý và phản hồi

Đưa ra phản hồi là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của người làm sếp. Vai trò chính của họ tại nơi làm việc là đánh giá và hướng dẫn cho nhân viên. Nếu người quản lý không đưa ra những góp ý và phản hồi về hiệu suất làm việc của nhân viên là đang lấy đi cơ hội phát triển của họ.

Dấu hiệu một người sếp “chưa tốt” là khi họ bỏ qua việc đưa ra phản hồi. Hoặc, họ chỉ đưa ra những lời chỉ trích mà không công nhận những đóng góp tích cực hay nhận xét không rõ ràng.

3. Không có dám đưa ra sự từ chối

Một dấu hiệu khác đó là người quản lý chưa tốt, đó là luôn cảm thấy e ngại khi nói phải nói lời từ chối hay nói “không” với các yêu cầu vô lý từ các phòng ban khác và người quản lý cấp cao hơn của họ

Việc chấp nhận mọi yêu cầu có thể làm hài lòng nhưng người cấp cao hơn nhưng nó lại tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, họ biết dự án đó  đang quá sức với nguồn lực hiện tại của team, nhưng vẫn không từ chối và kết quả cả team phải làm việc cật lực và OT liên tục nhưng kết quả không mấy khả quan. Trường hợp khác ,họ không dám phản đối một ý tưởng không mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty hoặc nhóm. Tóm lại, một người quản lý tốt sẽ biết nắm bắt tình hình hiện tại của team mình và biết đưa ra những lời từ chối đúng lúc.

4. Khả năng lắng nghe kém

“ Tôi rất bận”. Đây có thể là lý do phổ biến nhất mà người Sếp “chưa tốt”  thường sử dụng để tránh sự tiếp cận từ nhân viên của họ. Tuy nhiên, về lâu dài điều này làm kỹ năng lắng nghe của họ kém dần và vấn đề sẽ nảy sinh. 

Họ lắng nghe kém và luôn ngắt lời hoặc bắt nhân viên phải giải thích nhiều lần về một vấn đề. Hay luôn có thái độ chống đối, không tiếp nhận những đóng góp và phản hồi từ nhân viên. Ngoài ra, khi một người chỉ nghe nửa vời có thể dẫn đến hiểu lầm và sai lầm, sẽ nghiêm trọng hơn khi họ đang làm quản lý. Quan trọng nhất, việc lắng nghe kém là dấu hiệu cho thấy rằng các nhà quản lý không thực sự quan tâm đến nhân viên.

5. Tác phong và hành động thiếu chuyên nghiệp

Hành vi thiếu chuyên nghiệp là nguyên nhân của những người sếp “chưa tốt”. Chẳng Chẳng hạn như phân biệt giới tính và phân biệt tôn giáo là những vấn đề cực đoan nhất. Một số ví dụ khác như coi thường quy định về trang phục của công ty, có hành vi không đúng mực với nhân viên, không tôn trọng cấp trên và quan tâm quá mức đến các vấn đề cá nhân.

Một người sếp sở hữu những hành vi này có thể làm cho các nhân viên khác cư xử không đúng mực và phớt lờ các quy tắc. Bên cạnh đó, còn có thể gây ra sự phản kháng và áp lực tâm lý cho nhân viên.

II. Người Sếp “Chưa tốt” sẽ dạy bạn những gì?

Trong quá trình chúng ta đi làm đều có những trải nghiệm khó quên với nhiều người sếp khác nhau. Chắc chắn sẽ không mấy dễ chịu gì khi phải làm việc với một người sếp “Chưa tốt” nhưng họ vẫn có thể dạy cho chúng ta một số điều như sau:

Không trở thành một người sếp giống họ

Phần lớn, khi bạn đã có nhiều trải nghiệm không tốt với người sếp của mình, bạn sẽ không bao giờ muốn trở thành người như họ. Do đó, bạn có thể chuẩn bị danh sách hoặc ghi chú những điều tồi tệ mà họ để làm để bạn có thể tránh lặp lại sau này. 

Hành động và thái độ ứng xử tệ rất dễ xảy ra nếu bạn không chú ý. Vậy nên hãy giữ vững tác phong làm việc tích cực và học hỏi phong cách lãnh đạo hiệu quả để trở thành vị sếp tốt.

Khả năng giải quyết vấn đề

Những điều bạn học được từ một ông sếp tồi cũng nhiều như học từ một vị sếp tốt vậy. Khi bạn có sự quan sát và chú ý tới những quyết định tồi của sếp đến môi trường xung quanh lúc đó bạn sẽ suy nghĩ được nhiều hướng giải quyết phù hợp hơn.

Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả là một trong kỹ năng quan trọng đối với một người làm sếp. Nếu bạn không được quan tâm nhiều từ sếp, và phải tự bơi nhiều trong các dự án, lúc đó bạn cũng tự rèn được cho mình kỹ năng làm việc độc lập. Đồng thời, khi bạn biết được kết quả của một hướng giải quyết không hiệu quả, bạn sẽ hiểu được mình nên tránh và nên làm gì trong tình huống tương tự.

Mặt khác, ngoại trừ những đức tính chưa phù hợp bạn cũng có thể học từ sếp những tính cách và kỹ năng chuyên môn khác. Ví dụ, cách hoàn thành công việc hiệu quả hay cách quản lý dự án để đạt được kết quả cao .

Khả năng làm việc dưới áp lực cao

Nếu sếp bạn là người luôn nóng tính và quản lý công việc sát sao thì nhờ đó bạn cũng sẽ rèn được khả năng làm việc dưới áp lực cao. Cùng với đó là kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả hơn để xử lý và báo cáo tiến độ công việc kịp thời. 

Tuy nhiên công việc quản lý là không hề dễ dàng. Hãy coi nó như một trải nghiệm để học hỏi. Những người sếp không tốt cho ta thấy còn nhiều thực tế phũ phàng ở trước mắt và cho bạn biết cần chuẩn bị tinh thần trong các tình huống ở tương lai.

Đối mặt với khó khăn và thử thách giúp bạn trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn. Vậy nên trải nghiệm làm việc với một người sếp chưa tốt, cộc cằn khó tính cũng là một cách giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đồng thời, khả năng giữ vững tinh thần dưới áp lực như vậy sẽ giúp ích cho bạn trên con đường sự nghiệp phía trước. Bạn sẽ học được cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh và sự tập trung để đương đầu với các thử thách khó nhằn.

Nhìn chung, nếu làm việc với một người sếp tốt bạn sẽ học được cách đối nhân xử thế và kỹ năng quản lý hiệu quả, đối với một người sếp “chưa tốt” bạn biết mình không nên làm gì trong các tình huống tương tự. Nhưng trong quá trình đi làm của mình, bạn cũng không thể tránh được việc gặp phải một vị sếp “chưa tốt”. Hãy biết rời đi đúng lúc để tìm được người sếp phù hợp hơn, nhưng cũng đừng quên rút kinh nghiệm từ cách làm việc của họ.

Xem thêm: Vì sao nhân viên lại thích sếp hài hước?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bài Viết Liên Quan

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers