Quan điểm truyền thống cho rằng nếu muốn thành công, chúng ta phải hết sức chăm chỉ, bởi dẫu sao thì, những nhân viên làm việc chăm chỉ nhất cũng đều đã đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng thật không may, nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng quan điểm này là sai. Nếu chúng ta đồng ý với quan điểm này, nó có thể hạn chế khả năng của chúng ta và hạn chế chúng ta trở thành mình ở phiên bản tốt nhất.
Có lẽ bạn sẽ hỏi, muốn thành công, còn có thứ gì quan trọng hơn nỗ lực ư? Đáp án chính là giấc ngủ. Tiếc rằng có thống kê cho thấy chỉ có 1/3 người có một giấc ngủ đầy đủ.
Mối quan hệ giữa giấc ngủ, chức năng nhận thức và sức khỏe
Giấc ngủ đủ là điều vô cùng cần thiết để chúng ta có thể làm được nhiều công việc trí óc.
Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây của Đại học Oregon cho thấy đối với các doanh nhân, giấc ngủ ngon và đầy đủ là rất quan trọng trong việc cho ra đời những ý tưởng mới và khả năng đánh giá các giá trị. Nếu công việc của bạn cần liên tục tạo ra nhiều ý tưởng mới, đánh giá, sàng lọc các giải pháp tốt nhất và giải quyết vấn đề theo hướng giải pháp được chọn, bạn cần đảm bảo ngủ đầy đủ giấc.
Trong một thời gian dài, các nhà khoa học không thể hiểu được nhu cầu thực sự của chúng ta đối với giấc ngủ, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Đại học Bar-Ilan ở Israel đã phát hiện ra điều này, trong cuộc sống công việc hàng ngày, DNA của chúng ta có thể bị phá hủy hoặc bị xáo trộn, và trong khi ngủ, hệ thống thần kinh sẽ giúp chúng ta sửa chữa phục hồi DNA. Đây là lý do tại sao giấc ngủ rất quan trọng đối với chức năng não của chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh tim, huyết áp cao, trầm cảm, tiểu đường và một số bệnh ung thư.
Có thể bạn nhận thức được điều này, nhưng bạn không có thời gian ngủ đầy đủ vì có quá nhiều việc phải làm. Dưới đây là bốn “cái cớ” khiến bạn thường không có một giấc ngủ ngon:
1. Tự giảm nhu cầu đối với giấc ngủ
Nhiều năm trước, một đồng nghiệp của tôi luôn khăng khăng nói với tôi rằng cậu ấy chỉ cần ngủ đủ 5 tiếng mỗi ngày. Vấn đề là hầu hết mọi người phải cần ít nhất từ 7 tới 9 tiếng để ngủ mỗi ngày. Một nghiên cứu mới về giấc ngủ của thanh thiếu niên đã phát hiện ra mối tương quan nhất định giữa giờ đi học và số vụ tai nạn giao thông. Khi thanh thiếu niên được ngủ nhiều hơn vì giờ học muộn hơn, khả năng xảy ra tai nạn giao thông sẽ giảm.
2. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Một số người có thói quen rút ngắn chu kỳ giấc ngủ, mỗi lần chỉ ngủ một vài tiếng. Họ lên giường đi ngủ, sau đó thức dậy và làm việc chỉ sau vài tiếng, sau đó lại tiếp tục ngủ. Vấn đề với thói quen này đó là thời gian ngủ sâu rất ngắn trong khi một giấc ngủ sâu lại là điều không thể thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ không sâu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về tâm trạng, bệnh tật và sự tỉnh táo.
3. Xem điện thoại trước khi đi ngủ để thư giãn
Một trong những lý do khiến mọi người khó có thể ngủ đầy đủ giấc là khó đi vào giấc ngủ. Đôi khi bạn có thể gặp trường hợp thức dậy vào giữa đêm và sau đó không thể đi vào giấc ngủ được nữa. Để đối phó với tình trạng này, nhiều người sẽ xem TV hoặc uống một chút rượu trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, những hoạt động dường như là cách lý tưởng để giúp bạn thư giãn và đi vào giấc ngủ này thực ra gây hại cho chất lượng giấc ngủ của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Ánh sáng xanh từ màn hình TV hay điện thoại ngăn chặn sự tiết melatonin, trong khi melatonin trên thực tế sẽ phát ra tín hiệu báo cho cơ thể bạn biết khi nào nên đi ngủ. Ngoài ra, uống rượu có thể khiến khả năng ngưng thở khi ngủ xuất hiện.
4. Ngủ bù sau những ngày làm việc hết mình
Một phương pháp phổ biến khác là cố gắng bù đắp cho việc thiếu ngủ. Bạn có thể ngủ rất ít vào các ngày trong tuần và sau đó chọn cố gắng ngủ thêm vài giờ vào cuối tuần để bù cho việc thiếu ngủ trong cả một tuần. Ngày nay ngủ nướng dường như đã trở thành một trải nghiệm rất tuyệt vời, nhưng thật không may, việc ngủ nướng này không hề bù đắp cho một tuần thiếu ngủ của bạn. Nếu việc thiếu ngủ không mang lại tác dụng gì quá tiêu cực thì bạn không nên dành thời gian đáng lẽ nên được dành cho giải trí thư giãn chỉ để ngủ nướng vào cuối tuần, hoặc bù đắp cho “món nợ ngủ” của mình.
Nói về giấc ngủ, nếu giải pháp của bạn là tự giảm nhu cầu ngủ, vậy thì đừng hy vọng nó sẽ mang lại cho bạn bất kỳ thay đổi tích cực nào. Bạn cần thay đổi suy nghĩ và tìm ra phương pháp để ngủ đủ giấc. Khi bạn đặt giấc ngủ của của mình ở vị trí ưu tiên hàng đầu, hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên, bạn thậm chí có thể ít phải tăng ca hơn vì ban ngày bạn đã có một ngày làm việc vô cùng hiệu quả.
Nếu bạn muốn giữ sức khỏe và giữ cho bộ não hoạt động một cách tốt nhất, bạn không thể đi đường tắt. Vì vậy, hãy ưu tiên một giấc ngủ đầy đủ và sâu giấc.
— HR Insider/ Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.