• .
adsads
môi trường làm việc lý tưởng
Lượt Xem 7 K

Vậy làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng với 8 tiếng mỗi ngày của nhân viên luôn tràn đầy những năng lực tích cực, đạt hiệu quả làm việc cao nhất? Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

Môi trường làm việc lý tưởng là gì?

Môi trường làm việc là những điều kiện xung quanh, bao gồm toàn bộ hoạt động của một nhân viên như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, thiết bị bổ trợ cho công việc, sự tương tác tại nơi làm việc (tương tác với đồng nghiệp, cấp trên), văn hóa công ty, thái độ và tinh thần làm việc,…

Một môi trường làm việc lý tưởng là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc, trang thiết bị để phục vụ tốt nhất cho công việc. Đồng thời, đây cũng là nơi tràn đầy năng lượng tích cực, mang đến và duy trì cho nhân viên niềm hứng khởi, động lực, năng lượng tích cực để cống hiến hết mình cho công ty.

Lợi ích khi có môi trường làm việc tốt

Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên

Môi trường làm việc là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng công việc của nhân viên. Khi được làm việc tại môi trường như mong đợi, nhân viên sẽ có nhiều cảm hứng sáng tạo, có thêm động lực để hoàn thành tốt công việc của mình. Hơn nữa, môi trường làm việc tích cực còn tạo ra cảm giác gắn kết nhân viên và doanh nghiệp, tác động tích cực đến sức khỏe lẫn tinh thần làm việc của họ.

Ngược lại, nếu làm việc trong môi trường kém sẽ khiến cho nhân viên dễ nảy sinh tâm lý chán nản, ảnh hưởng đến kết quả công việc và thậm chí là mất niềm tin vào ban quản lý rồi rời bỏ công ty.

Giúp doanh nghiệp xây dựng, phát triển đội ngũ nhân sự vững mạnh

Trong cuộc chiến thương trường khốc liệt, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về thị phần, khách hàng, nhà cung ứng mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Để thu hút và giữ chân nhân tài thành công, các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển môi trường làm việc. Dù lương, thưởng là yếu tố quan trọng nhưng yếu tố khác không kém phần quan trọng, khiến nhân viên có quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không chính là môi trường làm việc chuyên nghiệp.

xây dựng, phát triển đội ngũ nhân sự

Giúp doanh nghiệp xây dựng, phát triển đội ngũ nhân sự vững mạnh (nguồn Internet)

Chính vì lẽ đó, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải chú trọng tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng mà ở đó, nhân viên có thể xem như mái nhà thứ hai của mình. Tại đó, họ có thể tìm được cảm hứng bất tận cho công việc và phát huy tối đa năng lực của mình.

Khi xây dựng thành công môi trường làm việc lý tưởng, doanh nghiệp bạn sẽ được nhiều ứng viên tiềm năng chú ý đến hơn. Thay vì phải vật lộn để cạnh tranh nhân tài, chính các nhân tài đó sẽ cạnh tranh với nhau để ứng tuyển và làm việc tại doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm: Môi trường làm việc như thế nào khiến người đi làm chán chường nhất?

10 Tiêu chí đánh giá môi trường làm việc công ty lý tưởng

Để ứng viên có thể đánh giá được đâu là một môi trường làm việc lý tưởng, VietnamWorks sẽ chia sẻ với bạn 10 tiêu chí ngay bên dưới đây.

Môi trường làm việc lý tưởng với chế độ lương thưởng phúc lợi đầy đủ

Đương nhiên rằng điều đầu tiên mà một môi trường làm việc lý tưởng chắc chắn có là các phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên phải đầy đủ. Bởi một doanh nghiệp tốt sẽ luôn đặt nhân viên lên hàng đầu và muốn nhân viên của họ được nhận những quyền lợi tốt nhất để yên tâm làm việc, cống hiến. Không những thế, chế độ lương thưởng tốt và tăng lương hằng năm được xem là điều kiện tiên quyết khi một ứng viên bắt đầu tìm việc.

Môi trường làm việc lý tưởng với phúc lợi đầy đủ

Môi trường làm việc lý tưởng với chế độ lương thưởng phúc lợi đầy đủ (Nguồn: Internet)

Phong cách làm việc cởi mở

Để ứng viên có thể làm việc trong niềm vui và tự tin nêu lên những ý tưởng đột phá thì một môi trường làm việc lý tưởng nên mang phong cách cởi mở. Nếu bạn cho rằng môi trường làm việc chuyên nghiệp thì không thể cởi mở, thì đây hoàn toàn là một ý nghĩ sai lầm. Thực chất sự cởi mở trong công việc ở đây lại là một cảm giác về tâm lý giữa sếp và nhân viên, đồng thời đây cũng là chìa khoá để nhân viên trở nên năng động cũng như phát huy tối đa sự sáng tạo của mình.

Đồng nghiệp có chuyên môn cao, thân thiện

Chắc hẳn sẽ không một ai có thể làm việc lâu bền trong một môi trường toxic, ma cũ bắt nạt ma mới. Do đó, môi trường làm việc tốt là những nơi có anh chị đồng nghiệp thân thiện, có chuyên môn cao và tận tình chỉ dạy trong công việc. Điều này không những giúp mọi người gắn kết và giúp đỡ nhau hết mực, mà còn làm cho doanh nghiệp càng ngày càng phát triển tốt bởi các nhân viên làm việc hiệu quả.

Mọi người trong công ty đều bình đẳng, không có sự thiên vị hay ưu ái

Một môi trường làm việc lý tưởng là một nơi mà mọi người đều bình đẳng, không gặp sự ghẻ lạnh hoặc xem thường từ bất kỳ người nào trong công việc. Đồng thời, những người sếp cũng nên giữ một sự trung lập, không nên thiên vị hoặc đặc biệt ưu ái một cá nhân nào để giữ cho môi trường làm việc luôn thoải mái.

Lãnh đạo luôn hỗ trợ, tạo điều kiện

Tiêu chí này cũng là một tiêu chí khá quan trọng để người lao động có được cơ hội phát triển, thăng tiến và cống hiến hết mình trong công việc. Bởi trên thực tế vẫn có rất nhiều người sếp không hỗ trợ hoặc chỉ bảo nhân viên một cách nhiệt tình vì lo sợ họ sẽ thay thế vị trí của mình trong tương lai.

môi trường làm việc lý tưởng là có sếp tốt

Môi trường làm việc lý tưởng là nơi mà sếp luôn hỗ trợ và tạo điều kiện để bạn phát triển (Nguồn: Internet)

Môi trường làm việc lý tưởng là nơi có cơ hội để phát triển

Trên thực tế, ai cũng sẽ có 90.000 giờ cho sự nghiệp của riêng mình từ khi bắt đầu tìm kiếm một công việc cho đến khi kết thúc. Do đó mà một môi trường lý tưởng để bạn an tâm làm việc sẽ là nơi mà trong 90.000 giờ đó bạn được phát triển, được học hỏi và được đề bạt thăng tiến.

Mục tiêu cá nhân gắn liền với mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty

Một doanh nghiệp có những người sếp tài giỏi sẽ là nơi có một chiến lược phát triển rõ ràng và thực tế. Đồng thời, cấp lãnh đạo cũng nên biết cách để tạo ra một mối liên kết vô hình giữa nhân viên và công ty, giữa mục tiêu cá nhân của nhân viên và mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Điều này sẽ khiến cho nhân viên tìm được niềm vui và ý nghĩa trong công việc, giúp họ trở nên gắn bó với công ty hơn.

Bạn là một phần của công ty

Đúng với câu nói “con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp”, bạn cảm thấy được sự tôn trọng cho những cống hiến của mình tại nơi làm việc. Khi đó, những ý tưởng và sự sáng tạo của bạn được mọi người công nhận, được góp ý tốt hơn và sử dụng cho doanh nghiệp sẽ là động lực lớn nhất để bạn tiếp tục đồng hành cùng công ty.

môi trường làm việc lý tưởng là nơi công nhận bạn

Được công nhận trong công việc là động lực lớn để bạn tiếp tục cống hiến và làm việc (Nguồn: Internet)

Không ai sợ hãi công việc

Câu nói không ai sợ hãi công việc ở đây mang ý nghĩa là sự trung thực và tình thần dám chịu trách nhiệm cho những gì mình đã làm. Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ là một nơi mà mọi người dám nhận lỗi sai, sửa sai và không trốn tránh trách nhiệm.

Không gian làm việc lý tưởng

Tiêu chí cuối cùng là một không gian làm việc tốt, bởi điều này rất quan trọng đối với tinh thần làm việc của nhân viên công ty. Vì vậy mà các doanh nghiệp lớn thường rất đầu tư vào việc thiết kế văn phòng để mang đến một nơi mà mọi người có thể thỏa sức sáng tạo, tăng cảm giác thoải mái và đặc biệt là tốt cho cả sức khoẻ về thể chất cũng như tinh thần trong thời gian dài.

môi trường làm việc lý tưởng là văn phòng đẹp

Văn phòng làm việc đẹp sẽ giúp tăng hiệu quả công việc của nhân viên (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Xây dựng văn hóa tử tế trong môi trường làm việc

Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho các doanh nghiệp

Giao tiếp hiệu quả giữa người sử dụng lao động và nhân viên

Người lao động mong đợi các lãnh đạo của họ không chỉ truyền đạt các mục tiêu, chiến lược và văn hóa của công ty một cách rõ ràng mà còn phải tuân thủ chúng. Một ông chủ không lãnh đạo bằng cách làm gương thường sẽ tạo ra sự hỗn loạn giữa các cấp bậc. Điều quan trọng là mọi hướng dẫn, quy tắc và kỳ vọng phải được truyền đạt ngay lập tức để tránh mọi thói quen xấu hình thành. Nhân viên cũng yêu cầu các kênh giao tiếp cởi mở và minh bạch với người giám sát và quản lý của họ. Lắng nghe các vấn đề mà nhân viên quan tâm là điều quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lòng tin với họ. Người sử dụng lao động phải cung cấp một nền tảng để nhân viên bày tỏ ý kiến ​​của họ. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải hành động theo các vấn đề và đề xuất được đưa ra, nếu không, nhân viên sẽ ngừng tham gia vào các cuộc thảo luận vì công ty không coi trọng ý kiến ​​và đóng góp của họ.

Thực tế là nhân tài sẽ chỉ ở lại một doanh nghiệp nếu họ có cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Nhân viên sẵn sàng thay đổi công việc khi công việc hiện tại của họ không mang lại bất kỳ thách thức hoặc cơ hội thăng tiến mới nào.

Giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp hiệu quả giữa người sử dụng lao động và nhân viên (nguồn Internet)

Đưa ra chương trình đào tạo, phát triển cho nhân viên

Nếu một công ty sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc đào tạo, nhân viên của họ sẽ cảm thấy được khen thưởng và đánh giá cao. Khi họ có thể áp dụng các kỹ năng và kiến ​​thức học được từ các chương trình như vậy, động lực và hiệu suất của họ sẽ được cải thiện. Là một nhà tuyển dụng, bạn có trách nhiệm chuẩn bị cho nhân viên của mình đối phó với những thay đổi trong ngành. Ví dụ, đào tạo nhân viên về các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, xây dựng nhóm, giải quyết xung đột và giao tiếp hiệu quả sẽ cải thiện sự tương tác của họ. Mối quan hệ tốt giữa các nhân viên dẫn đến mức độ hài lòng và năng suất cao hơn.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Người lao động thường hy sinh các mục tiêu, nhu cầu và sở thích cá nhân của họ để phát triển sự nghiệp. Một môi trường làm việc lý tưởng nên đào tạo và thúc đẩy nhân viên sống một cuộc sống cân bằng. Nhân viên có thể sẵn sàng làm thêm giờ mỗi ngày để được thăng chức hoặc tăng lương. Tuy nhiên, những người quản lý và giám sát có trách nhiệm đào tạo nhân viên về lợi ích của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Do đó, họ sẽ thích làm việc cho những công ty cho phép họ thỉnh thoảng được nghỉ phép chẳng hạn. Giúp nhân viên đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đồng nghĩa với cải thiện sự hài lòng trong công việc của họ. Họ có thời gian để quan tâm đến những khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống như gia đình, sở thích và những thú vui khác.

Đánh giá công bằng, minh bạch

Đánh giá năng lực nhân viên là vấn đề mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay luôn quan tâm. Đánh giá nhân viên hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được thành công nhất định và duy trì ổn định để phát triển lâu dài. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thật sự biết cách đánh giá năng lực nhân viên chính xác.

Để đánh giá công bằng, doanh nghiệp nên đưa ra một số tiêu chí cụ thể như khối lượng công việc, mức độ hoàn thành, tinh thần làm việc,… Sự công bằng trong những quyết định là điều cần thiết để tạo nên môi trường làm việc lý tưởng. Tất cả nhân viên đều muốn được đối xử đồng đều nên doanh nghiệp phải có chế độ lương thưởng, xử phạt, cơ hội thăng tiến minh bạch. Điều này giúp hạn chế tình trạng mâu thuẫn, đố kỵ lẫn nhau trong môi trường làm việc do một số cá nhân cảm thấy mình không được đối xử công bằng như nhân viên khác.

Những tiêu chuẩn này cũng phải được phổ biến rõ ràng đến từng nhân viên để mọi người biết được nỗ lực của bản thân luôn được ban lãnh đạo và doanh nghiệp ghi nhận xứng đáng.

Khen thưởng những nỗ lực để khuyến khích nhân viên

Được khen thưởng, họ có thể sẽ làm được nhiều hơn trong tương lai. Tuy nhiên, khi người sử dụng lao động không công nhận những nỗ lực đó, nhân viên bắt đầu viện lý do để làm việc kém hiệu quả. Một sự công nhận bằng lời nói từ người quản lý hoặc người giám sát là đủ tốt trong một số tình huống. Các nhà quản lý phải học cách đánh giá cao các thành viên trong nhóm của họ bằng lời nói về thành tích xuất sắc. Công nhận hiệu suất của nhóm là quan trọng nhưng các nhà quản lý phải đánh giá cao hiệu suất của cá nhân.

Tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau

Quan tâm, luôn cố gắng hỗ trợ nhân viên để hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất sẽ giúp cho nhà quản lý nhận được sự tín nhiệm, lòng tin từ đội ngũ nhân viên dưới quyền. Đừng bao giờ mong đợi sự trung thành tuyệt đối của nhân viên trong khi chính bạn chỉ biết giao việc, thờ ơ không biết nhân viên sẽ thực hiện như thế nào? Có gặp vấn đề gì trong quá trình triển khai công việc không?

Hãy luôn nhớ rằng, nhân viên luôn cần đến vị sếp tâm lý, luôn quan tâm, sẵn sàng “gỡ rối” cho họ những lúc gặp vấn đề trong công việc. Có như thế, nhân viên mới yên tâm làm việc, không ngại thử sức và cống hiến hết mình cho công việc.

Tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau

Tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau (nguồn Internet)

Đưa ra lộ trình thăng tiến minh bạch

Một môi trường làm việc tốt không thể thiếu hoạt động đào tạo, phát triển nhân viên. Khi doanh nghiệp trân trọng và muốn giúp nhân viên phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp thì doanh nghiệp cũng sẽ có được lực lượng lao động chất lượng cao.

Hãy chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho nhân viên. Điều này đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp lẫn nhân viên. Doanh nghiệp sẽ thích ứng nhanh với sự thay đổi chóng mặt của thời đại, còn nhân viên được phát triển bản thân, nâng cao cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Bên cạnh đó, việc thực hiện đào tạo, phát triển cho nhân viên còn giúp hạn chế tỷ lệ nghỉ việc và thay thế nhân viên cho doanh nghiệp.

Tạo không khí làm việc thoải mái

Nhà quản lý nên quán triệt đến từng nhân sự tầm quan trọng của việc hỗ trợ, đối xử thân thiện với đồng nghiệp trong quá trình làm việc. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” khiến hiệu suất công việc giảm sút. Những người mới vào làm thường không dám nói ra ý kiến, quan điểm của mình vì sẽ bị gạt đi và có thể khiến đồng nghiệp lâu năm không ưng ý, vừa mắt.

Vì thế, doanh nghiệp cần có biện pháp quán triệt các trường hợp đó và thậm chí là loại bỏ họ ra khỏi tập thể. Đồng thời, nhấn mạnh rằng thành tích của cả tập thể luôn gắn liền thành tích của từng cá nhân, hãy dung hòa cái tôi của mình trước tập thể. Các doanh nghiệp cũng nên có chính sách cho phép báo cáo vượt cấp và bảo mật thông tin cá nhân tuyệt đối để từng thành viên đều có thể trở thành giám sát viên chất lượng, công tâm.

Trang thiết bị hỗ trợ công việc hiện đại

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu doanh nghiệp phải hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc hỗ trợ công việc cho nhân viên. Việc trang bị phần mềm ứng dụng, thiết bị máy móc và công cụ là điều quan trọng, nhưng điều càng quan trọng hơn là các trang bị đó phải hiện đại, trạng thái sử dụng tốt thì mới giúp tăng hiệu suất làm việc hiệu quả. Còn các trang bị lỗi thời chỉ làm cho doanh nghiệp lãng phí và cản trở tiến độ làm việc của nhân sự.

Những yếu tố tạo nên môi trường làm việc lý tưởng chính là điều kiện giúp người lao động cảm thấy yên tâm, thoải mái và tin tưởng những gì họ đang cố gắng sẽ được doanh nghiệp đền đáp lại xứng đáng. Một môi trường lý tưởng, chuyên nghiệp sẽ làm giảm tỷ lệ thay đổi nhân viên, xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp. Và môi trường làm việc tích cực sẽ dẫn đến mức độ hài lòng, tạo động lực lớn trong công việc cho nhân viên. Hy vọng những thông tin được VietnamWorks chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc lý tưởng nhất!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Maycha tuyển dụng, Coteccons tuyển dụng, Ricons tuyển dụng, BIM Group tuyển dụng, Eurowindow tuyển dụng, Viettel Construction tuyển dụng, tuyển dụng MobifoneVinaphone tuyển dụng.

Xem thêm: Chế độ đãi ngộ nhân sự là gì? 6 chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers