1. Các phản hồi (feedback)
Nếu nhân viên được làm việc trong môi trường mà các đồng nghiệp sẵn sàng góp ý, đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng thì mức độ hài lòng của họ sẽ có xu hướng tăng lên. Trong môi trường như vây, nhân viên sẽ dễ dàng phát triển bản thân cũng như năng lực làm việc.. Hơn thế nữa, người giám sát nên dành nhiều thời gian hơn cho sự tương tác, cung cấp thông tin hữu ích để cải thiện hiệu quả công việc và tránh chỉ tập trung vào những sai lầm. Những nhận xét, góp ý nên được đưa ra liên tục và từ cả hai phía.
2. Các cơ hội học tập
Các cơ hội học tập cải thiện sự hài lòng trong công việc vì chúng tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Môi trường làm việc cần hỗ trợ các cơ hội học tập, kể cả học hỏi từ những sai lầm. Công ty có nền văn hoá khuyến khích nhân viên học tập thông qua các chương trình đào tạo sẽ tạo điều kiện hỗ trợ nhân viên tăng cường kiến thức và không ngừng cải thiện các quy trình làm việc. Một môi trường học tập tốt sẽ tạo ra mức độ hài lòng cho công việc cao hơn.
3. Phần thưởng và sự công nhận
Doanh nghiệp có chính sách khen thưởng kịp thời và công bằng trong việc ghi lại những nỗ lực của nhân viên sẽ có mức độ hài lòng về công việc cao. Những phần thưởng cho đóng góp xuất sắc có thể là thưởng tài chính hoặc thưởng phi tài chính – phụ thuộc vào nhu cầu nhân viên và chính sách doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhân viên thường phản ứng tốt hơn với các phần thưởng phi tài chính – chẳng hạn giải thưởng “Nhân viên xuất sắc” – vì nó làm tăng lòng tự trọng của họ.
4. Phong cách giám sát
Phong cách giám sát có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng công việc. Doanh nghiệp có xu hướng giám sát quá chặt chẽ có thể nhận về sự giảm sút về mức độ hài lòng trong công việc. Điều này liên quan đến nhu cầu tự trọng và tự khẳng định bản thân của con người như được độc lập, được tin cậy, được tôn trọng và được tham gia vào môi trường làm việc hợp tác. Phong cách giám sát quá chặt chẽ cho thấy thiếu sự tin tưởng và trao quyền. Do đó, nó dẫn đến sự hài lòng công việc thấp hơn
5. Môi trường “vật lý”
Môi trường làm việc và thiết kế văn phòng của công ty cũng có ảnh hưởng nhất định đến hành vi của nhân viên và sự hài lòng trong công việc. Nơi làm việc có thiết kế sáng tạo luôn tạo điều kiện cho dòng chảy thông tin, cải thiện giao tiếp và tăng năng suất lao động. Ngược lại, nếu văn phòng có thiết kế quá tệ sẽ dẫn đến sự thất vọng và làm giảm mức độ hài lòng công việc.
— HR Insider —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.