Tật “nói trước quên sau” là dấu hiệu bệnh gì?
Trước tiên, cùng VietnamWorks check xem bạn có đang mắc phải những dấu hiệu và triệu chứng sau không nhé!
– Bạn thường xuyên hỏi những câu giống nhau mà quên rằng mình đã hỏi trước đó?
Chẳng hạn lúc sáng bạn đã hỏi cấp trên rằng “Báo cáo cuối tuần này em có cần gửi thêm 1 bản cho phòng Marketing không ạ?”, xong cuối giờ chiều bạn lại hỏi quản lý câu tương tự thêm một lần nữa.
– Bạn thường xuyên quên và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những gì người khác nói?
Ví dụ cấp trên giao bạn “Sáng mai em gửi chị bản phương án dự phòng cho dự án bên khu D nhé!”. Nhưng bạn lại quên béng đi mất, cho đến sáng hôm sau khi cấp trên hỏi lại thì bạn mới nhớ ra.
– Bạn thường xuyên không thể ghi nhớ và làm theo những gì đã được chỉ dạy, hướng dẫn?
Chẳng hạn cấp trên đã tận tình hướng dẫn bạn chi tiết quy trình nhập hàng chuẩn, nhưng ngày chiều đó khi áp dụng vào làm thì bạn lại quên trình tự và thao tác các bước triển khai như thế nào.
– Bạn thường xuyên quên hẹn?
Chiều thứ 6 bạn có cuộc hẹn với khách hàng lúc 14 giờ nhưng bạn lại quên béng đi mất. Hoặc 9 giờ sáng thứ 5 bạn có cuộc họp ở công ty nhưng đến khi đồng nghiệp nhắc đi họp thì bạn mới nhớ…
Nếu bạn thường xuyên gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng trên thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng bệnh hay quên. Vậy nguyên nhân gây bệnh hay quên là gì?
Để phát triển kỹ năng tài chính cá nhân, bạn có thể tìm hiểu về deposit là gì và nghiên cứu thêm về autophobia là gì để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính và tâm lý.
Vì đâu dân công sở mắc tật “nói trước quên sau”?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh hay quên, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây:
– Căng thẳng, stress kéo dài:
Làm việc quá sức với áp lực cao khiến bạn luôn trong tình trạng bị căng thẳng, stress kéo dài và rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này làm giảm tập trung chú ý, ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và dần gây nên bệnh hay quên.
Chứng bệnh hay quên này có thể nghiêm trọng theo thời gian và ảnh hưởng rất xấu đến công việc lẫn cuộc sống đời thường.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về các yếu tố xã hội và văn hóa, hãy tìm hiểu về tiêu chuẩn kép là gì và khám phá thêm khái niệm bác sĩ nội trú là gì để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực y tế và xã hội.
Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau”
Bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm hoặc làm bệnh tiến triển chậm lại nếu bạn điều trị bệnh đúng cách.
– Đi bộ:
Bạn nên dành khoảng nửa tiếng mỗi sáng sớm hoặc chiều tối để tập đi bộ với tốc độ tương đối nhanh. Tập đi bộ giúp cơ từ eo mông trở xuống cử động nhiều và tăng hấp thụ oxy, giúp kích thích có lợi cho tế bào não.
– Vận động ngón tay:
Vào giờ nghỉ, bạn có thể kết hợp vận động 10 ngón tay với suy nghĩ thông qua việc vẽ tranh, viết nhật ký, thêu thùa… Những việc này giúp máu lưu thông rộng ở nhiều vùng trên não, thúc đẩy tuần hoàn não và ngăn ngừa suy teo não.
– Tập tay với viên bi:
Trong khi đọc tài liệu, bạn có thể tận dụng thời gian để tập tay với một viên bi đá. Bạn chỉ cần tập bóp và xoay viên bi, dùng lòng bàn tay và ngón tay co duỗi, mở ra nắm vào, tung bắt… như chơi đánh chuyền là được.
Việc tìm hiểu về farewell là gì sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ trong công việc.
– Tập cổ:
Thỉnh thoảng trong giờ làm, bạn nên tập cổ với những động tác đơn giản như xoay và gập đầu cổ ra trước, ra sau, sang 2 bên… Tập cổ giúp khớp cổ linh hoạt hơn đồng thời phòng ngừa bệnh thiếu máu não.
- Tránh làm việc quá sức:
Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng và stress quá mức bạn nhé.
– Thăm khám bác sĩ:
Trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
Hy vọng những mẹo trên giúp bạn trị dứt điểm được tật “nói trước quên sau” của mình. Nên điều trị sớm kẻo bệnh trở nên nghiêm trọng hơn bạn nhé!
Xem thêm: Ứng viên cần chuẩn bị gì để được nhà tuyển dụng mời ứng tuyển trên VietnamWorks?
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.