adsads
shutterstock 1735158638
Lượt Xem 4 K

Quan tâm đến nhân viên nhiều hơn

Mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và sếp sẽ đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp vận hành tốt hơn. Đồng thời nâng cao độ tin tưởng và gia tăng lòng trung thành của cấp dưới với sếp và công ty.

Để cấp dưới luôn cảm thấy thoải mái và gần gũi với cấp trên, người làm sếp nên quan tâm đến họ nhiều hơn, tạo không gian mở trong môi trường công sở để ai cũng cảm thấy thoải mái hơn. Tạo mọi điều kiện để tất cả mọi nhân viên được hợp tác làm việc với sếp chính là một trong những nghệ thuật ứng xử với cấp dưới để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tại môi trường công sở.

Sự quan tâm của cấp trên không chỉ giúp nhân viên có cái nhìn thiện cảm với sếp mà còn được cấp dưới tôn trọng. Đây chính là “chìa khóa vàng” tạo điều kiện để nhân viên cống hiến hết khả năng của mình vào sự phát triển chung của công ty.

Đảm bảo sự công bằng

Sẽ có rất nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong môi trường công sở. Chất lượng và hiệu quả công việc kém là hệ quả của việc sếp không có sự công bằng giữa các nhân viên.

Vì thế, nhà quản trị cần có “cái đầu lạnh” và “trái tim nóng” để đối xử với cấp dưới một cách công bằng và khách quan nhất. Trong giao tiếp với cấp dưới, nhà lãnh đạo tuyệt đối không được ưu ái người này và trù dập người kia, hãy đối xử với nhân viên theo cách bản thân đang muốn được họ đối xử lại.

Nghiêm khắc khi không hoàn thành công việc

Với những nhân sự làm việc kém hiệu quả, không tập trung và xảy ra nhiều sai sót ảnh hưởng đến công việc chung, thậm chí là làm mất uy tín công ty, nhà quản trị cần thể hiện thái độ nghiêm khắc nhưng không được “giận quá mất khôn”. Hãy đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp với những nhân sự không hoàn thành công việc đã được giao là nghệ thuật ứng xử với cấp dưới mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên trau dồi.

Tránh nóng giận, quát tháo

Trong giao tiếp với cấp dưới, nếu nhà lãnh đạo luôn nóng giận, to tiếng quát tháo hay chuyên quyền độc đoán sẽ dẫn tới những phản ứng tiêu cực, không nhận được sự tôn trọng của cấp dưới và mất đi sự đồng thuận, nhất trí trong tập thể.

Nhà quản lý nên giữ thái độ điềm tĩnh, nhẹ nhàng khuyên bảo và chỉ ra những sai sót mà nhân viên đang mắc phải. Từ đó, họ sẽ sửa đổi và phát triển bản thân hơn.

Tuyên dương công khai, phê bình cá nhân

Nhà quản trị cần có văn hóa ứng xử giao tiếp đúng mực nơi công sở. Nên có những lời khen đúng thời điểm, thái độ nhã nhặn để khuyến khích, động viên nhân viên làm việc. Nhờ đó, các nhân sự cấp dưới sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, phấn khởi và hăng hái với công việc.

Một nghệ thuật ứng xử với cấp dưới mà nhà quản lý nên áp dụng là tuyên dương công khai, phê bình cá nhân. Tránh tình trạng làm bẽ mặt, chạm lòng tự ái của cấp dưới với các nhân sự khác. Có như vậy, cấp dưới mới khắc phục khuyết điểm và sát cánh cùng lãnh đạo để đưa công ty ngày một phát triển hơn.

Thấu hiểu quan điểm cá nhân của cấp dưới

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà lãnh đạo. Họ sẽ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, từ đó thông cảm và thấu hiểu cấp dưới hơn. Kịp thời điều chỉnh các giải pháp phù hợp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa sếp và nhân viên.

Vì thế, nhà quản trị cần để cấp dưới thấy được sự quan tâm của mình đối với nhân viên, để mỗi khi gặp khó khăn gì trong công việc, họ sẽ dễ dàng tâm sự và mở lời hơn.

Tạo cảm hứng trong công việc cho nhân viên

Nhà quản lý nên tạo cho nhân sự môi trường làm việc lành mạnh và đầy sáng tạo, như vậy họ mới đảm bảo được hiệu suất công việc.

Nếu cấp dưới cần sự giúp đỡ, hãy cho họ thời gian và sự chú ý mà họ đáng được có. Nhà lãnh đạo cần giúp đỡ và chỉ bảo nhân viên bằng cách giúp họ phát huy tối đa nhân lực của bản thân.

Nhận sự giúp đỡ của cấp dưới

Một nhà lãnh đạo tàu hoa cũng không thể hoàn hảo và hơn hẳn nhân viên của mình về mọi mặt. Việc học hỏi và trau dồi những kỹ năng, phẩm chất tốt từ cấp dưới là nghệ thuật ứng xử với cấp dưới mà mọi nhà quản trị cần hướng tới để hoàn thiện bản thân.

Bạn có thể chủ động ủy quyền, giao việc cho nhân viên, chủ động xem xét ý kiến từ họ. Điều này không chỉ giúp mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới tiến triển tốt hơn mà còn tạo cho nhân viên cảm giác họ được coi trọng, được trọng dụng cống hiến tài năng cho công ty.

Trên đây là những nghệ thuật ứng xử với cấp dưới mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng nên học để khơi dậy cảm hứng và tạo động lực làm việc cho nhân viên.

 

>> Xem thêm: Đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc, tôi cũng không còn muốn gắn bó với công ty nữa

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers