adsads
Lượt Xem 280

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh “chuyên đi trễ”

Chuyên đi làm trễ… vì đâu nên nỗi? 

Lý do đi làm trễ phổ biến nhất ở người đi làm phải gọi tên “ngủ nướng”, đúng không nào? Đặt báo thức rồi đấy, nhưng lại tắt đi tự nhủ “ngủ thêm 5 phút nữa thôi”… và rồi tỉnh dậy thấy đồng hồ báo đã qua 8 giờ. Thậm chí có những “con sâu ngủ” ngủ rồi là chẳng còn biết “trời trăng mây gió” gì, kể cả tiếng báo thức vang ầm.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan trên thì còn rất nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến bạn đi làm trễ. Điển hình có thể kể đến là kẹt xe tắc đường, hỏng xe giữa đường, nhức đầu đau bụng, va quẹt xe, lộ trình đường đi gặp sự cố phải đi đường vòng…

Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân gì chăng nữa thì đi làm trễ không chỉ ảnh hưởng bản thân mà còn ảnh hưởng người khác, ảnh hưởng môi trường công sở chuyên nghiệp của công ty và làm chậm tiến độ công việc chung của tập thể… Nếu tần suất đi làm trễ ngày càng dày đặc, nguy cơ bị mất việc là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu lỡ đi làm trễ, bạn nên xử lý sao cho chuyên nghiệp?

Thông báo ngay với quản lý

Điều đầu tiên bạn nên làm là nhắn tin hoặc gọi điện ngay đến quản lý để thông báo mình có nguy cơ sẽ đi làm muộn. Đừng quên trình bày cả lý do đi làm trễ, cách giải quyết vấn đề và thời gian dự kiến có mặt bạn nhé.

Việc đơn giản này thể hiện bạn tôn trọng cấp trên của mình đồng thời có tác phong làm việc chuyên nghiệp và lịch sự. Bên cạnh đó, sự thông báo kịp thời còn giúp quản lý sắp xếp công việc hợp lý giúp tránh  làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của tập thể.

Đừng viện lý do, đừng cố bào chữa

Có khi nào bạn lỡ “ngủ nướng” nhưng lại viện hết lý do này đến lý do khác để giải thích cho nguyên nhân đi làm trễ của mình không? Nào là nhức đầu, đau bụng, tắc đường, lủng lốp xe… 

Quản lý của bạn biết hết cả đấy! Một hai lần thì còn “du di” được, chứ chục lần như một thì chẳng vị Sếp nào chấp nhận được đâu bạn ạ. Vậy nên cứ thành thực trình bày về lý do đi muộn bạn nhé, đừng cố bào chữa hay đổ lỗi gì cả.

Xem thêm: Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Một lời xin lỗi chân thành

Một tin nhắn, một email hay một lời xin lỗi chân thành trực tiếp có thể giúp quản lý của bạn nguôi ngoai phần nào. 

Đặc biệt, lời xin lỗi mà đi kèm cố gắng xử lý công việc từ xa còn giúp bạn “cứu vớt” lại được cái nhìn thiện cảm từ người khác về lỗi sai của mình. Chẳng hạn bạn có thể tranh thủ check công việc trong lúc ngồi đợi thợ sửa xe, hoặc nghĩ ra ý tưởng mới cho dự án sắp tới trong khi bị tắc đường…

Lời cam kết về việc không tái phạm thường xuyên

Hãy để quản lý thấy rõ sự cam kết và quyết tâm của bạn về việc sẽ không tái phạm chuyện này với tần suất thường xuyên nữa bạn nhé.

Một số loại hình công việc được tìm kiếm phổ biến:

“Tuyệt chiêu” trị bệnh “chuyên đi trễ”

Quản lý thời gian khoa học

Đơn giản thôi, nếu bạn hay “ngủ nướng” thì ngay từ hôm nay tập đi ngủ sớm hơn thôi. Còn nếu bạn thường xuyên bị kẹt xe tắc đường thì cố gắng dậy sớm hơn khoảng 15 phút để trừ hao là được… Chỉ cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý và quản lý thời gian khoa học, bạn sẽ giảm thiểu được tối đa tình trạng đi làm muộn.

Chuẩn bị sẵn đồ đạc từ đêm trước

Chuyện này nghe có vẻ vặt vãnh nhưng lại giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian đấy. Chẳng hạn như soạn sẵn tài liệu và laptop cho vào balo, hay treo sẵn ra ngoài quần áo sáng mai mình sẽ mặc…  

Nguyên tắc 80 – 20

Hầu hết mọi công việc đều tiêu tốn nhiều thời gian thực tế hơn so với dự kiến. Ví dụ bạn nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút là đến được công ty, nhưng thực tế thì bạn có thể mất đến tận 40 phút. 

Vậy nên hãy áp dụng nguyên tắc 80 – 20 để tránh đi làm muộn bạn nhé. Theo đó, 80% là khoảng thời gian dự kiến còn 20% là khoảng thời gian dự phòng.

Dự phòng sẵn phương án xử lý tình huống phát sinh

Nào, giờ thì cầm bút lên liệt kê ra những tình huống có thể phát sinh để dự phòng sẵn phương án xử lý bạn nhé. Tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” sẽ khiến bạn mất thời gian hơn và cảm thấy rối cả lên.

Chẳng hạn chuẩn bị sẵn thuốc nhức đầu và đau bụng trên tủ đầu giường, tìm thêm đường vòng để đi trong trường hợp kẹt xe tắc đường hoặc search trước những tiệm sửa xe gần nhất trên đoạn đường đi làm…

Hy vọng sau khi áp dụng những tuyệt chiêu trên, bệnh “chuyên đi trễ” của bạn sẽ “thuyên giảm” dần đến khi trị dứt hẳn. Chúc bạn sớm được quản lý khen vì đi làm đúng giờ nhé!

Đăng tuyển tại VietnamWorks là những công việc hấp dẫn mới nhất. Xem ngay!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới, và ngay lập tức nhận ra mình không hoàn toàn...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà nhiều người thường xuyên tự đặt ra là: "Nên chi...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới,...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers