• .
adsads
shutterstock 2103213173 1
Lượt Xem 1 K

Xây dựng mối quan hệ hòa bình nơi công sở

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác trong cách công việc chung của công ty. Tranh luận, tranh cãi hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp không còn là việc xa lạ. Nếu bạn cứ giữ tâm trạng khó chịu,  bực bội trong lòng, hiệu suất làm việc sẽ giảm sút đáng kể.

Thay vào đó, hãy tìm cách xây dựng mối quan hệ hòa bình với mọi người xung quanh, không cần thân thiết, chỉ cần không làm phiền đến nhau để những tác động tiêu cực không ảnh hưởng đến tâm trí của bạn là cũng đủ giúp bạn giảm thiểu stress trong công việc rồi.

Chia nhỏ KPI để giảm áp lực công việc

Thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy áp lực khi đối mặt với KPI quá lớn, nhìn vào thôi đã thấy choáng, mỗi ngày trôi qua thấy mình còn cách xa KPI quá thì sẽ càng áp lực hơn. Chính vì thế, một trong những cách giúp bạn giảm áp lực công việc khi đi làm chính là hãy chia nhỏ KPI. Như thế sẽ giúp bạn theo sát KPI hơn, biết rõ mục tiêu hàng tuần mà mình phải theo đuổi là gì, từ đó, bạn sẽ có kế hoạch làm việc hợp lý, theo sát tiến độ công việc, lần lượt đạt được từng cột mốc KPI và tất nhiên là cũng giảm bớt áp lực công việc.

Quản lý, sắp xếp công việc hợp lý để giảm áp lực

Khi khối lượng công việc quá lớn và deadline gấp gáp, thì bắt buộc bạn phải có kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc sao cho hợp lý để giảm áp lực công việc. Chính vì thế, để giảm áp lực công việc thì bắt buộc bạn phải trau dồi kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc. Hãy liệt kê ra tất cả công việc cần làm, kèm theo deadline cụ thể, và sắp xếp chúng theo những khoảng thời gian và trình tự hợp lý. Đồng thời, hãy đảm bảo giờ nào việc đó, lần lượt hoàn thành từng công việc theo đúng thứ tự đã đặt ra, như thế sẽ giúp bạn quản lý công việc tốt hơn và giảm được áp lực công việc.

Thay đổi lại góc nhìn của bạn

Khi bạn trải qua lo lắng và căng thẳng trong một thời gian dài, tâm trí của bạn có xu hướng nhảy đến kết luận và nhìn nhận mọi tình huống với một lăng kính tiêu cực. Thay vì đưa ra những đánh giá chủ quan, bạn có thể thử thay đổi lại góc nhìn tích cực hơn. Nếu đằng nào bạn cũng không biết chính xác người ta nghĩ gì, bạn cũng chẳng nên tự làm tăng stress khi tưởng tượng những điều tiêu cực.

Trau dồi năng lực bản thân để giảm áp lực

Một trong những lý do khiến bạn đi làm mà cảm thấy áp lực chính là vì mình hoàn thành công việc không tốt, đang cảm thấy công việc được giao quá sức so với mình. Chẳng hạn như trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm liên quan đến công việc. Như thế thì những áp lực công việc khiến bạn bị stress sẽ dần tan biến, thậm chí bạn còn thấy cực kỳ tự tin, tự hào về năng lực bản thân và gia tăng cơ hội thăng tiến trong tương lai đấy.

Trên đây là những cách giúp bạn giảm áp lực công việc khi đi làm, khả năng cao rằng chúng sẽ hữu ích với bạn đấy. Nếu mỗi ngày bạn đang đi làm với một mớ áp lực quẩn quanh trong đầu, thì hãy thử áp dụng những giải pháp trên nhé!

Xem thêm: Phương pháp làm việc hiệu quả nơi công sở

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách nhanh chóng ngày càng trở thành điều kiện tiên quyết....

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Bài Viết Liên Quan
Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Sàng lọc nhanh chóng toàn bộ hồ sơ ứng tuyển với AI Application Screening

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, việc tuyển dụng được nhân tài một cách...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers